Nương tử làm hoành thánh kia dạo gần đây hoài thai, nghén ngẩm khó chịu, không thể ra hàng.
Đồ đạc đều để không trong nhà.
Mẹ chồng nàng tới hiệu thuốc bốc thuốc, Tam Muội liền nhân tiện hỏi mượn.
Mỗi ngày đưa hai mươi văn, so với để không chẳng bằng cho thuê, bà liền sảng khoái đồng ý.
Trời dạo này càng lúc càng lạnh.
Ta cùng phụ thân dậy từ tinh mơ, đem nước hầm xương đổ vào thùng, nhóm lửa giữ nóng.
Phụ thân bắt đầu nhồi bột, làm sợi mì.
Tam Muội lo chuẩn bị, xếp đồ lên xe.
Còn ta thì cắt lòng, lưỡi, gan thành từng miếng nhỏ.
Thịt cắt lớn giá cao, khách ngại.
Cắt nhỏ, phủ một lớp mỏng trên mặt tô lại thấy đầy đặn, hấp dẫn.
Mọi thứ xong xuôi, ba người ta cùng đẩy xe tiến vào huyện thành.
Tam Muội vào hiệu thuốc, phụ thân ngồi xe lăn trông coi sạp thịt.
Chung quanh toàn là người quen, có việc gì còn có thể nhờ họ giúp một tay.
Còn ta thì đẩy xe đi tới gần thư viện huyện.
Chờ đến khi sắp đến giờ cơm trưa, ta mở nắp thùng nước luộc, tay quạt gió, miệng cất tiếng rao hàng.
Chưa đợi đám thư sinh ra khỏi lớp, đã có người tò mò lại gần hỏi han:
“Nương tử ơi, một bát mì này bao nhiêu tiền vậy?”
“Tám văn!”
Gần đó có hàng bán bánh nướng ba văn, mì chay sáu văn.
Ta làm mì vị đậm đà, hương liệu vừa miệng, nhất là mùa đông giá lạnh, ăn một bát vừa ấm vừa thơm.
Lòng heo, lưỡi heo vốn là phần bị chê, giá rẻ, mà nhà ta lại là đồ tể, chẳng tốn bao nhiêu.
Tám văn một tô — lợi nhiều hơn hẳn bát mì chay.
Quả nhiên, tới giờ cơm, có không ít thư sinh tới mua.
Bọn họ phần lớn là con cháu nhà nghèo, được kỳ vọng khoa cử, trong mình có chút bạc, không muốn ăn kham khổ.
Nhưng cũng chẳng đủ để ăn một bữa lớn — mấy món có chút thịt, lại không quá đắt thế này, chính là hợp nhất.
Nửa bát mì, chan một muỗng lớn nước hầm xương, phủ lên một lớp thịt — đến tối đếm tiền, đã bán được gần ba trăm văn.
“Việc buôn bán này quả là có thể làm được.”
Phụ thân trầm ngâm. Là người làm ăn lâu năm, ánh mắt ông chẳng khi nào sai.
“Nhưng nay là những ngày đầu, mọi người hiếu kỳ, tất nhiên sẽ bán tốt hơn. Về sau, sợ rằng đám thư sinh sẽ chán, khó giữ lượng khách cũ. Có lẽ phải nghĩ thêm vài kiểu đổi mới.”
“Không sao, có một ngày lời là một ngày phúc!”
Tam Muội ngồi một bên, cười tươi như hoa.
Tháng đầu tiên, ta kiếm được sáu lượng bạc.
Hai tháng sau, việc buôn bán tuy không được như trước, nhưng mỗi tháng cũng thu được ba bốn lượng.
Đến tiết Tiểu Tuyết, người ra ngoài ăn mì cũng thưa dần.
Tết đến gần, bài vở nơi học đường cũng chất chồng, không ít thư sinh chỉ mua tạm chiếc bánh nướng chống đói qua ngày.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn -
Ta bèn tới nhà nương tử bán hoành thánh, mượn mấy chiếc bình sành nhỏ.
Nương tử kia bụng đã lớn, nghe ta hỏi mượn thì lấy làm kinh ngạc:
“Những bình này thường dùng để giữ nhiệt, đựng nước nóng. Ngươi mượn làm gì, chẳng lẽ định dùng để bán mì?”
Ta mỉm cười thần bí:
Truyện được dịch và đăng tải bởi Diệp Gia Gia
“Người trong núi tự có diệu kế.”
Trở về, ta mua thêm nhiều muối.
Trời đông nếu thiếu dầu muối, người ta sẽ thấy lạnh từ trong xương lạnh ra.
Ta dùng mỡ heo thắng dầu, cho xương heo vào ninh kỹ.
Rồi lại đổ phần nước hầm còn sót từ nồi thịt hôm trước vào.
Cả nồi nước súp đặc sánh, đậm hương thơm, được đổ đầy vào các bình sành.
Ngày hôm sau, ta lại đẩy xe đến gần thư viện huyện đúng vào giờ ngọ.
Có người tò mò hỏi, ta chỉ đáp: “Một bình nước súp — ba văn tiền.”
Ta mở nắp, mùi thơm nức mũi lan xa.
Bình sành giữ nhiệt tốt, có thể nóng cả ngày.
Vừa đọc sách vừa nhấm nháp cùng bánh bao, đến đêm tay chân cũng chẳng còn rét mướt.
Từ đó, không ít thư sinh nghèo tìm tới mua súp.
Họ mang bình về dùng cả ngày, hôm sau mang tới trả để đổi bình khác.
Đều là người đọc sách, đi cùng bằng hữu, không sợ ai quỵt nợ.
Trong số đó, người đến thường xuyên nhất tên là Chu Duy Đức.
Dung mạo hắn thanh tú, chỉ là vóc dáng gầy gò, sắc diện bạc nhược.
Ngày nào cũng đến.
Ta chỉ nghĩ nhà hắn túng thiếu, mãi đến hôm nọ, bà bán bánh nướng bên cạnh ngồi rảnh trò chuyện với ta, mới đem mọi chuyện kể rõ:
“Không phải nhà hắn không có tiền, mà là gặp phải lũ người thất đức.”
“Nhà hắn vốn mở tiệm tạp hóa, mỗi năm cũng thu nhập kha khá. Nào ngờ phụ thân hắn năm xưa lỡ đắc tội với một vị đầu mục trong nha môn, bị đánh một trận roi, chưa được mấy ngày thì mất. Mẫu thân hắn cũng theo đó mà ra đi.”
“Tiệm tạp hóa rơi vào tay thúc bá — một cặp vợ chồng không biết lương tâm để ở đâu.”
“Tiểu lang quân vốn chăm học đợi khoa cử, lại bị đối đãi như người ngoài, chẳng được ăn mặc gì, suốt ngày bị khóc lóc than nghèo kể khổ. Ép đến mức phải ra ngoài chép sách kiếm tiền mưu sinh. Hầy, đó là một tiệm tạp hóa kia mà…”
Ta nghe xong, bất giác nhớ đến chính mình năm xưa — cũng là một nữ hài không dám mở miệng, chỉ biết cúi đầu làm việc.
Từ đó, mỗi khi Chu Duy Đức đến, ta đều lặng lẽ múc thêm một muỗng thịt cho vào bát súp của hắn.
Có lần hắn nhìn thấy, luống cuống lục lọi trong túi, muốn đưa thêm tiền, nhưng rốt cuộc lại chẳng tìm thấy đồng nào.
Ta không nhịn được mà mỉm cười:
“Lang quân cần gì phải vậy? Đời người ai chẳng có lúc vận mệnh trắc trở, thế thấp người khinh.”
“Hôm nay ta tặng lang quân một muỗng thịt, sau này nếu lang quân đỗ đạt làm tướng quốc thượng thư, dù có đưa ta mười lượng, trăm lượng bạc, ta cũng nguyện lòng.”
Chu Duy Đức khẽ mím môi, chỉnh lại y quan, nghiêm trang hành lễ với ta.
Từ ấy, hắn trở thành khách quen của ta.
Đến lúc thư viện nghỉ học trước Tết, hắn tới rất sớm, chẳng nói năng gì, ăn xong lại lặng lẽ giúp ta dọn sạp.