Xuân Về Trên Mái Nhà Tranh Khi ta đứng bên cạnh con lợn, toàn thân đều run rẩy không ngừng.
Nhà ta trước kia cũng có chuồng nuôi lợn, dùng để nhốt lợn từ thôn quê đưa lên.
Triệu lão gia đuổi lợn ra ngoài, dùng lá dong dỗ dành một chút rồi vung đao, đao trắng vào, đao đỏ ra, m.á.u tươi phun như suối.
Ta kinh hãi đến ngây người, chẳng động đậy nổi, mãi đến khi Triệu lão gia túm cổ áo ta lôi sang, ta mới sực nhớ phải giơ thau hứng m.á.u heo.
Kế đó, ông bắt đầu m.ổ b.ụ.n.g moi gan, lấy tim gan lục phủ ngũ tạng ra từng phần.
Chân ta mềm nhũn như sắp khuỵu xuống, nhưng vẫn cố gắng giữ chắc cái thau, không dám làm rơi.
Triệu lão gia nhìn ta một cái, thần sắc có chút kinh ngạc.
Kỳ thực, ta là vì sợ.
Ta nghĩ: nếu ta không làm được việc… lỡ sau này nhà chẳng còn lợn để mổ nữa, Triệu lão gia liệu có đem ta ra mổ luôn không?
Ban ngày, Tam Muội thường chơi với Nữu Hoa – hài tử nhà bên.
Triệu lão gia mỗi tháng đều mang chút tim gan đưa sang, coi như quà tạ lễ vì đã nhờ họ trông nom Tam Muội.
Hôm nay ta đi đón Tam Muội, tiện tay mang lễ vật qua.
Lý nương tử nhà bên thấy là ta, liền đón lấy, còn vỗ vỗ tay ta mà dỗ dành:
“Yên tâm đi, cha chồng nhà ngươi là người tốt bậc nhất đấy.”
Vậy là ta cứ thế, theo Triệu lão gia sát sinh bảy năm trời.
Đó cũng là bảy năm ta được ăn uống no đủ nhất trong đời.
Hôm nay, Tam Muội nói muốn ăn bánh gạo chiên tẩm đường trắng.
Ta nghĩ mai Nhị Lang được nghỉ học, thôi thì làm nhiều thêm vài món.
Từ sau khi theo Triệu lão gia mổ lợn, ta mới biết một con lợn có thể ra bao nhiêu mỡ.
Nửa năm trôi qua, ta cũng dần trở thành người chẳng còn chắt bóp dầu muối nữa.
Tam Muội còn nhỏ, sợ nghẹn, nên ta cắt bánh gạo thành từng khối nhỏ.
Cho vào chảo dầu nóng, “xèo xèo” vang lên, chiên đến khi vàng ruộm bốn mặt, chỉ cần gắp thử một miếng là vụn rơi rào rào.
Rồi đem lăn một vòng qua đường trắng – thơm ngào ngạt.
Dầu đã dùng rồi, cũng chẳng có gì phải tiếc, ta tiện tay lấy luôn một nắm hạt dẻ trong sọt.
Đó là lễ vật Đại cô cô gửi tới mấy hôm trước, do biểu ca bà lên núi cùng biểu thúc – một thợ săn mang về.
Lần này may mắn gặp đúng mùa dẻ rừng chín, đem về hầm cùng thịt gà là bổ nhất.
Nhị Lang từng nói, đó gọi là thuốc thiện – món ăn dưỡng thân.
Chuẩn bị xong hạt dẻ, ta lại ra hậu viện bắt một con gà mái.
Trông chừng trời cũng đã ngả về chiều, g.i.ế.c gà xong là vừa lúc ra đón Nhị Lang.
“Cộc, cộc, cộc.”
Ta lau tay, ra mở cửa, không ngờ người tới lại là Nhị Lang.
Năm nay hắn mười hai tuổi rồi.
Thuở nhỏ thân hình gầy yếu, ta vẫn lo hắn không lớn nổi.
Từng lén hỏi vị đại tẩu bên cạnh xem cho trẻ con ăn gì để cao lớn.
Truyện được dịch và đăng tải bởi Diệp Gia Gia [Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn -
Nàng cười, bảo ta không cần lo, nhìn Triệu lão gia thì biết – con ông không thể lùn được.
Quả nhiên, nàng nói chẳng sai.
Không biết từ khi nào, buổi sớm hôm nọ, khi hắn ra giúp ta xách nước, ta quay đầu va phải n.g.ự.c hắn – hóa ra đã cao hơn ta rồi.
Nhưng Nhị Lang dù cao nhanh, thân thể vẫn gầy gò, nhìn chẳng khác nào tấm ván gỗ.
Hôm nay, hắn vừa vào nhà đã cười tươi roi rói, tinh thần phơi phới – nhìn qua cũng biết là gặp chuyện tốt lành.
Tam Muội cũng chạy tới, gọi to “Nhị ca!” rồi nhào vào lòng hắn.
Nhị Lang cười tươi đón lấy muội muội, từ sau lưng lấy ra một vật, giơ ra trước mắt nàng:
“Kẹo hồ lô!” – Tam Muội mắt sáng rỡ như sao, reo lên thích thú.
Nhị Lang xoa đầu nàng, làm bộ khó chịu:
“Đừng dụi vào người ta, dính đường rồi lại phải giặt đấy!”
Ta xoay người chuẩn bị mổ gà.
“Tam Muội, đừng quậy nữa, y phục kia mới thay hôm qua mà…”
Lời còn chưa dứt, một chuỗi kẹo hồ lô đỏ rực bất chợt xuất hiện ngay trước mắt ta.
Nhị Lang giơ chuỗi kẹo hồ lô khác lên, nghiêng đầu nhìn ta cười đắc ý.
Trời sinh Nhị Lang dung mạo đoan chính, khi cười lại mang theo vẻ ngông nghênh trẻ tuổi, dường như có phần phong tư hào sảng.
Ta đón lấy kẹo hồ lô, còn Nhị Lang thì thay ta cầm đao mổ gà, vừa ra tay vừa kể chuyện ở học đường.
“…Kỳ thực là phu tử thèm ăn kẹo hồ lô, nên mới cố tình tan học sớm một khắc, để bọn ta ra ngoài mua.”
“May mà buổi chiều hôm nay chẳng có bài vở gì, chỉ giảng mấy lượt kinh văn rồi đặt tên cho mỗi đứa chúng ta.”
“Dù sao mai cũng là ngày nghỉ, người bảo chúng ta cứ tự do chơi đùa cho thỏa thích.”
“Vậy phu tử đặt tên gì cho huynh thế, Nhị ca?”
Tam Muội ló đầu ra, mắt long lanh tò mò hỏi.
“Đừng cọ vào ta, làm bẩn y phục thì sao hả!”
Nhị Lang không nể tình, đẩy Tam Muội ra.
“Bị thạch lan hề đới đỗ hành, chiết phương hinh hề di sở tư.”
Phu tử lấy cho ta một chữ ‘Hành’ – tức là Triệu Hành.”
Hành – Triệu Hành.
“Vậy còn ta thì sao, còn ta nữa! Nhị ca, vì sao muội không có tên? Muội gọi là gì chứ?”
Tam Muội nghe vậy càng thêm sốt ruột, giọng lanh lảnh vang lên.
Nghe lời ấy, Nhị Lang đang mổ gà bỗng khựng lại giữa chừng, bất chấp con gà đã bị mổ phân nửa, tựa người vào tường trầm ngâm hồi lâu.
“‘Sơn trung nhân hề, phương đỗ nhược. Ẩm thạch tuyền hề, âm tùng bách.’ Muội là muội muội của ta,” – trước ánh mắt trông mong của Tam Muội, hắn từ tốn mở miệng.
“Thôi thì gọi là Triệu Nhược vậy.”
Ta vội ngăn bàn tay Tam Muội đang định chạm vào con d.a.o mổ gà, còn Nhị Lang cũng cuống quýt tránh cú đá tức giận của muội ấy.
“Đừng đá, đừng đá! Là huynh sai, là huynh sai rồi!”
“Tam Muội nhà ta dịu dàng ngoan ngoãn thế này, chẳng khác nào đỗ nhược – Triệu Nhược chính là tên dành cho muội mà!”
Bạn đang đọc truyện trên truyencom.com
Báo lỗi chương