Tự Bước Ra Ánh Sáng, Ôm Trọn Ánh Mặt Trời

Chương 4



Em gái cười hì hì:

“Con không thích học đâu, con về nấu cơm đây!”

Nói xong nó đứng dậy chạy một mạch về nhà.

Trên đường về, có người chúc mừng, cũng có người mỉa mai.

Thím Lưu là người khó chịu nhất, nói với bố mẹ tôi:

Truyện được dịch và đăng tải bởi Diệp Gia Gia

“Nuôi con gái học hành, chẳng khác gì nuôi con cho người ta. Không đáng đâu. Có tiền thì nên để cho con trai học mới đúng.”

Bố mẹ tôi lại bắt đầu d.a.o động.

May mà tối đó bác cả gọi điện về, mắng cho một trận, chuyện học hành của tôi mới được xác định chắc chắn.

Sau khi gặt lúa xong, bác gái gọi tôi lên huyện thành giúp trông tiệm.

Lúc đó công ty dệt nơi bác gái làm đã phá sản, bác gái bị cho nghỉ việc sớm.

Thế là bác gái mở một cửa hàng tạp hóa nhỏ gần chợ, bán dầu ăn, nước mắm, xì dầu…

Vị trí tốt, nên buôn bán rất đông khách.

Tôi phụ giúp trông quán.

Lúc mới đến, bác gái khá chê bai tôi.

Chê tôi ăn mặc rách rưới, có chấy, chê bố mẹ tôi làm gì cũng không biết điều.

Nhưng tôi tính nhẩm nhanh, lại chăm chỉ, còn dạy được thằng em họ học bài.

Chẳng bao lâu sau, bác gái đã chấp nhận tôi.

Mùa hè năm đó, tôi có rất nhiều “lần đầu tiên” trong đời.

Lần đầu được ăn mì ly, ăn kem cốc.

Lần đầu có nửa quả dưa hấu riêng cho mình.

Lần đầu được mặc quần áo mới.

Đúng đợt nắng nóng, ngày nào cũng có người nuôi tôm mang tôm hùm đất tới bán.

Hai tệ một cân, con nào con nấy đều khá to.

Bác gái thường mua mười hay hai mươi tệ một lần, tôi ngồi trên ghế con, kỳ cọ từng con suốt cả buổi chiều.

Tối đến, sau khi đóng quầy, bác gái nấu tôm hùm đất.

Bốn người – hai vợ chồng bác gái, thằng em họ và tôi – có khi còn có vài hàng xóm đến ăn ké.

Đêm hè oi bức, gió thổi qua mặt vẫn nóng hầm hập.

Bác cả thích uống bia hơi, uống vui rồi thì cũng rót nửa ly cho tôi và thằng em:

“Nào, các con nếm thử xem!”

Tôi từng nghĩ, nếu tôi là con gái của bác cả thì tốt biết mấy.

Mùa hè trôi qua rất nhanh.

Trước ngày khai giảng, bác gái đưa cho tôi 100 tệ, bảo em họ dẫn tôi đi mua giày.

Lúc đó ở thị trấn nhỏ đã có các cửa hàng chính hãng như Xtep, Anta.

Nhưng sự nghèo khó và mặc cảm đã hằn vào xương tủy,

Dù cầm tiền trong tay, tôi cũng không dám bước vào cửa hàng.

Sau đó, tôi xuống khu chợ ngầm, mua một đôi giày thể thao màu trắng – xanh với giá 20 tệ.

80 tệ còn lại, tôi trả lại bác gái.

Hôm sau, bố đến.

[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn -

Ông kéo tôi ra một góc, cau mày hỏi:

“Con làm không công cả tháng trời, mà bà ấy không trả cho con đồng nào à?”

Tôi đáp:

“Bác gái mua cho con quần áo, giày dép, còn cho con ăn ngon nữa.”

Bố tôi cau mày hơn nữa:

“Mấy thứ đó thì có ích gì. Học phí của con còn thiếu một nghìn tệ, bố thật sự xoay không nổi nữa rồi. Con đi hỏi bác gái mượn xem.”

Khoảnh khắc ấy, nỗi sợ hãi trào lên như sóng dữ cuốn lấy tôi.

Mặt tôi đỏ bừng, nước mắt suýt nữa rơi xuống ngay tại chỗ.

Lúc đó tôi mới mười lăm tuổi, cả đời chỉ quanh quẩn ở nông thôn, chưa từng va vấp với xã hội.

Tôi hoàn toàn không biết phải mở miệng thế nào để nói chuyện đó với bác gái.

Tôi khẩn cầu bố thay tôi nói giúp, ông vừa hút điếu thuốc nước, vừa nói:

“Bố cũng chẳng muốn đi. Có phải bố muốn học đâu.”

“Con làm việc cho bà ấy, bà ấy nên trả tiền.”

Chúng tôi giằng co rất lâu, cuối cùng bố đẩy tôi ra ngoài.

Môi tôi run rẩy, há miệng mãi cũng chẳng nói nên lời.

Bác gái liếc tôi một cái, đưa cho tôi mười tệ:

“Đi mua con cá trắm cỏ về.”

Tôi như được đại xá, cầm tiền chạy biến đi.

Lề mề mãi mới mua cá xong, lúc tôi quay về tới cửa thì nghe thấy bác gái đang nổi giận trong nhà:

“Chuyện như vậy mà dám để một đứa con nít ra mặt, thế này mà cậu cũng nghĩ ra được, hay thật đấy!”

“Anh của cậu có đứa em trai như cậu đúng là xui tám đời rồi…”

Bác gái vừa liếc thấy tôi, lập tức ngừng nói, quay sang bảo tôi:

“Đi thu dọn đồ đạc đi, sắp khai giảng rồi, hôm nay về cùng bố con luôn đi.”

Về đến nhà, mẹ hỏi bác gái hôm nay nấu món gì.

Nghe nói bác nấu cá trắm kho cho bố ăn, mẹ hừ nhẹ:

“Càng có tiền càng keo, đến miếng thịt bò cũng không nấu nổi vài lát.”

Tôi phản bác:

“Không phải vậy đâu, là vì món cá kho của bác rất ngon, nên mỗi lần đãi khách mới làm món này.”

Lúc đó tôi đã hiểu đôi chút về lòng người.

Tôi biết bác gái cũng phải lao động vất vả mới kiếm được tiền, chứ không phải tiền tự nhiên rơi từ trên trời xuống.

Tiền học mỗi năm bác cho bố mẹ tôi vay, gần như chẳng mong được trả lại.

Bố mẹ lẽ ra nên biết ơn, chứ không phải ganh ghét.

Mẹ cười lạnh, như thể đọc được suy nghĩ của tôi:

“Con muốn làm con gái bà ta lắm à?”

“Mẹ nói cho con biết, trước Tiểu Vọng, bà ta đã mang thai hai lần. Siêu âm ra đều là con gái, bà ta muốn có con trai mà lại không muốn mất việc, nên đành bỏ đi.”

“Ít ra mẹ còn sinh con ra đấy!”

Mẹ tôi xé toạc lớp vỏ ngụy trang, phơi bày sự tàn nhẫn trần trụi của cuộc sống.

Các bác và cô chú trên thành phố — ai cũng chỉ có một đứa con, và đều là con trai.

Nghĩ sâu hơn một chút, thật khiến người ta rùng mình.


Bạn đang đọc truyện trên truyencom.com