Tự Bước Ra Ánh Sáng, Ôm Trọn Ánh Mặt Trời
Tôi và anh trai cách nhau bốn tuổi.
Lúc sinh tôi, chính sách kiểm soát sinh đẻ ở quê vẫn còn lỏng lẻo.
Hai năm sau, mẹ lại mang thai, đúng thời điểm kiểm tra gắt gao nhất.
Cán bộ phụ nữ và bí thư thôn tới tận nhà khuyên:
“Con trai, con gái đều có đủ rồi, đừng sinh nữa.”
Mẹ cười gượng:
“Tôi vẫn muốn sinh thêm một đứa con trai nữa, lỡ sau này có chuyện gì, Quân Quân cũng còn có anh em giúp đỡ.”
Cán bộ khuyên nhủ hết lời, mẹ làm ra vẻ xuôi theo.
Nhưng hôm sau đã lặng lẽ trốn mất.
Sáu tháng sau, mẹ sinh em gái, rồi bị đưa đi triệt sản.
Nếu không phải đã đặt vòng, chắc tôi sớm muộn gì cũng có thêm một đứa em trai.
Tôi từng nghĩ, tôi và em gái đều là con gái, sẽ được yêu thương như nhau.
Nhưng thực tế thì không phải vậy.
Em gái là con út, mà con út lúc nào cũng được cưng chiều hơn một chút.
Hồi nhỏ tôi đánh nhau với anh trai, mẹ nói:
Truyện được dịch và đăng tải bởi Diệp Gia Gia
“Nó là con trai, con đánh không lại thì đừng có gây chuyện.”
Tôi cãi nhau với em gái, mẹ lại bảo:
“Nó nhỏ hơn con, sao con có thể bắt nạt nó?”
Nhà nuôi nhiều gà đẻ trứng.
Mỗi khi mẹ nấu trứng, bà dùng đũa tách trứng ra làm đôi.
Một nửa cho anh trai.
Phần còn lại, mẹ múc hơn nửa cho em gái.
Còn tôi thì được phần cuối cùng dưới đáy bát.
“Yến Tử à, cái này trộn cơm ăn là ngon nhất đấy, tinh túy đều nằm ở đáy bát cả.”
Sau này, tôi học tiểu học.
Ban ngày bố mẹ đi làm, em gái để bà nội trông giúp.
Hồi đó học sinh được về nhà ăn trưa, tôi phải làm cơm rang cho anh trai.
Bếp ở quê khá cao, tôi phải đứng lên ghế mới với tới để đảo chảo.
Mỗi lần làm cơm rang trứng, tôi đập bốn quả trứng.
Tôi với anh trai mỗi người hai quả, rất công bằng.
Trẻ con thường háo hức mỗi dịp Tết đến,
Nhưng tôi thì không quá mong chờ.
Vì tôi luôn phải mặc lại quần áo cũ của anh trai.
Tiền lì xì hay quà Tết từ họ hàng,
Thì hoặc là cho anh – “trai trưởng”,
Hoặc cho em gái út – “bé cưng”.
Còn tôi, luôn là người bị quên lãng.
Tóm lại, chẳng bao giờ đến lượt tôi.
Tết Trung thu, họ hàng gửi đến một hộp bánh.
Loại ngon nhất — bánh trung thu nhân hạt sen trứng muối — bị anh trai ôm trọn.
Em gái cầm cái bánh thập cẩm, gặm hết phần vỏ ngoài, để lại nguyên phần nhân bên trong.
Mẹ đưa chỗ nhân có màu sắc kỳ quặc ấy cho tôi:
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn -
“Ăn đi, nhân bánh là phần ngon nhất đấy, em con còn cố ý để phần này cho con mà.”
Tôi lắc đầu, không muốn ăn.
Bà lại cau mày mắng:
“Đồ tốt như vậy mà còn kén cá chọn canh.”
Sau này khi cho heo ăn, tôi phát hiện phần nhân bánh kia nằm trong máng heo.
Đồ ngon như vậy, sao bà không ăn?
Bố mẹ đi làm rất vất vả, hầu như không có ngày nghỉ quanh năm.
Cuối tuần, tôi phải giặt quần áo cho cả nhà.
Quần áo của họ nặng trịch, sau khi thấm nước càng khó vắt đến mức tôi chẳng nhấc nổi.
Trời còn chưa sáng, sương mù phủ đầy mặt ao.
Trông như thể đây là một hồ nước nóng,
Nhưng thực ra, nước lạnh đến thấu xương.
Khi ấy, tôi từng có một ảo giác:
Như thể cả thế gian chỉ còn lại một mình tôi, lẻ loi, đơn độc.
Cuối cùng, giọng ông lão dậy sớm đi chăn trâu kéo tôi ra khỏi màn sương mù:
“Yến Tử đúng là đứa trẻ hiểu chuyện.”
Khi ấy, tôi lạc trong những lời khen ngợi của người lớn, mãi đến sau này mới bắt đầu tự hỏi:
Tại sao lại là tôi?
Tại sao anh trai tôi, lớn hơn tôi mấy tuổi, có thể ngủ tới tận trưa?
Tại sao những lời khen “hiểu chuyện” luôn dành cho con gái trong làng?
Mơ mơ hồ hồ, tôi lớn lên như thế.
Anh trai hơn tôi bốn lớp.
Năm anh thi vào cấp ba, tôi đang học lớp năm.
Mẹ tôi ngày trước chưa học hết tiểu học, cả đời phải chịu khổ vì không có kiến thức.
Thế nên bà luôn hết sức dốc lòng vào chuyện học hành của anh tôi.
Dù vậy, anh vẫn không đậu được trường cấp ba ở thành phố.
Mẹ tôi là người lấy chồng xa, bình thường vốn rất nhạy cảm và hay giữ sĩ diện.
Lúc nào cũng nói với chúng tôi rằng họ hàng ở huyện thành coi thường nhà mình thế nào.
Cũng vì thế, bà không thân thiết với chú bác, cô dì bên chồng.
Nhưng lần đó, bà cắn răng dẹp bỏ tự ái, sang nhờ bác cả.
Cuối cùng bác ra mặt, giúp anh tôi được nhận vào trường cấp ba số Ba.
Trường số Ba không nằm ở huyện mà ở một thị trấn khác.
Sau khi có kết quả, mẹ lại bắt đầu lẩm bẩm:
“Sao không đưa Quân Quân vào trường trong huyện? Chẳng lẽ sợ cuối tuần nó tới nhà họ ăn cơm à?”
Mẹ đang buồn, tôi liền an ủi:
“Mẹ ơi, sau này con nhất định sẽ thi đậu vào trường Nhất Trung.”
Mẹ liếc tôi một cái, giọng nặng nề:
“Con đậu thì có ích gì, con đâu phải là anh con.”
Những lời còn lại, tôi nuốt ngược xuống cổ họng.
Từ nhỏ đến lớn, họ chưa từng quan tâm tới thành tích học tập của tôi, cũng chưa từng giúp tôi làm bài.
Lúc nào cũng nói tôi cái gì cũng biết, đỡ phải lo.
Hóa ra không phải tôi giỏi giang gì…
Mà là họ, vốn chẳng quan tâm.
Bạn đang đọc truyện trên truyencom.com