Ngoài thành huyện Tần có núi Nam, trên núi Nam đầy mồ mả. Ta dùng số tiền kiếm được từ việc khâu vá thuê để nhờ người xây một ngôi mộ trống gần đường lớn trên núi Nam, rồi mỗi ngày lén mang giỏ cùng Di Nhi ra chân núi khóc mộ.
Di Nhi quỳ trên đất, ngại ngùng quay đầu hỏi: "Tỷ tỷ, trong mộ này chôn ai?"
Ta vừa khóc vừa bẻ bánh rắc trên đất: "Là cha mẹ."
"Nhưng tỷ tỷ, cha không phải bị lũ cuốn đi sao?"
"Đừng hỏi, cứ khóc lớn lên."
"Muội không khóc được."
"Hãy nghĩ đến di nương."
"Cha, mẹ—" Di Nhi nước mắt lưng tròng, lập tức khóc òa lên.
Ta khóc còn lớn hơn, dữ dội hơn, nước mắt lăn dài, khóc đến đứt hơi, vừa khóc vừa liên tục ngâm nga.
🍊 Quéo còm các bác ghé nhà Xoăn 🤗 🍊 🤟 🍊 Nếu được, các bác đọc xong cho Xoăn xin vài dòng ”còm” review nhé ạ 🫶 🍊 Follow Fanpage FB "Xoăn dịch truyện" để nhận thông tin lên truyện nhà Xoăn nhé ạ ^^
"Chim én trên xà đôi gầy, trong tổ chim non béo tròn. Cánh chưa kịp vững vàng, tổ vỡ chim non tán loạn. Bao giờ ngày quay lại, đền đáp ơn cha mẹ."
Vùng núi Nam hoang vu, cây cối um tùm, chim chóc trên cành vì tiếng khóc của chúng ta mà bay ra tìm thức ăn. Những người đốn củi trên núi, nông dân cầm cuốc, người qua đường, ai nấy đều dừng chân, nghe mà không khỏi cảm động, rơi lệ.
Chỉ trong bảy ngày, cả huyện Tần đã truyền tai nhau câu chuyện.
Người ta nói rằng trên núi Nam có hai cô gái hiếu thảo làm cảm động trời đất, đến mức đàn chim cũng bị thu hút, ngày ngày quanh quẩn bên họ không rời.
Có cả những nho sinh tò mò đến, rơi lệ rời đi sau khi chứng kiến cảnh tượng ấy.
Rất nhanh chóng, một bài thơ đầy xúc động mang tên "Tử Ly Sào" lan truyền khắp các thư viện, trà lâu và thuyền hát của huyện Tần.
Thậm chí có người từ kinh thành đến, muốn tận mắt chứng kiến hai cô gái hiếu thảo trên núi Nam.
Di Nhi còn nhỏ, băn khoăn hỏi ta: "Tỷ tỷ, đàn chim rõ ràng đến vì đói mà ăn vụn bánh, sao mọi người lại nói đó là thần điểu có linh?"
Ta cười: "Đó là vì người ta chỉ tin vào những gì họ muốn tin."
"Vậy ngày mai chúng ta có đi khóc mộ nữa không?"
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn -
"Không đi nữa."
"Tại sao không đi?"
"Vì chỉ có cái nhìn thoáng qua mới khiến người ta khắc khoải nhớ mong."
Di Nhi nửa tin nửa ngờ, nhưng không ngờ ngày hôm sau, trước cửa nhà họ Trần đã có một chiếc xe ngựa, tiểu tỳ báo rằng, có khách quý từ kinh thành đến.
2
Khách quý đến từ nhà họ Giang ở kinh thành.
Gia đình Giang gia có một cô con gái chính thất, năm nay mười ba tuổi. Khách quý đến là muốn tìm một người bạn đồng hành có phẩm hạnh và tài năng cho cô gái ấy.
Biểu cữu đã xóa bỏ thân phận nô tỳ của chúng ta từ ngày đầu tiên mua chúng ta về, vì vậy đi hay không là do ta quyết định.
Trong đại sảnh, ta mặc áo vải thô màu xám, mỉm cười nói với bà quản gia nhà họ Giang: "Được làm bạn đồng hành cho Giang cô nương là một điều may mắn lớn, nhưng ta còn có một muội muội nhỏ, làm sao ta có thể bỏ lại nó mà đi?"
Bà quản gia lịch sự và hòa nhã: "Tất nhiên là cả hai cùng đi, không thể để tỷ muội ruột thịt chia lìa."
"Ta dù gia cảnh suy sụp, nhưng không thể tự bán mình, làm nhục tổ tiên."
"Cô nương chí thành chí hiếu, ai ai cũng khen ngợi. Lần này nhà họ Giang đến đây mời cô nương vào phủ, sau này sẽ coi cô như khách quý, không để cô chịu bất kỳ sự sỉ nhục nào."
Biểu cữu mẫu là người thô lỗ, chưa từng thấy một bà quản gia có khí chất như vậy. Bà đứng một bên, vừa mừng vừa giận, không dám thở mạnh. Nghe ta và bà quản gia đối đáp, mặt bà biến đổi nhiều sắc thái.
Bà mừng vì cuối cùng có thể đuổi hai tỷ muội ta ra khỏi nhà. Giận vì con đường của chúng ta tốt đến mức làm bà ganh tị.
Bà quản gia nhà quyền quý đương nhiên là người khôn ngoan. Thấy biểu cữu mẫu không vui, bà quản gia liền sai người mang đến một khay bạc và vài cuộn lụa, biểu cữu mẫu mới miễn cưỡng cười và tiễn chúng ta ra khỏi cửa.
Sau khi quỳ lạy biểu cữu mẫu, ta và Di Nhi ngồi lên xe ngựa trở về kinh thành. Núi non trập trùng, sông suối chảy dài, cảnh cũ còn đây, lòng ta đã khác.
Ta sinh ra và lớn lên ở kinh thành, nhưng sau một năm, khi tiếng vó ngựa lại vang lên trên những viên gạch xanh quen thuộc, ngón tay ta run rẩy, không dám vén rèm cửa.
Nhà họ Giang có hai con trai và một con gái. Đại công tử Giang Thần là thị đọc ở Hàn Lâm Viện, mới thăng chức ngũ phẩm tháng trước. Nhị công tử Giang Thời từ nhỏ học võ, nghe nói đã theo Cửu vương đi Lạc Châu dẹp loạn, hiện không có ở nhà.
Cô con gái Giang Nam là một cô gái dịu dàng, có khuôn mặt tròn như trăng rằm, khi cười có hai lúm đồng tiền nhỏ. Họ vốn là người Dương Châu, do Giang lão gia thăng chức nên cả nhà mới chuyển đến kinh thành vào cuối năm ngoái.
Sau khi vào Giang phủ, ta và Di Nhi được đối đãi như khách quý. Ban ngày, ba cô gái chúng ta cùng đến Lâm Phong quán nghe thầy giảng dạy; ban đêm, Di Nhi đi cùng Giang Nam học nữ công, còn ta một mình đến Lan Nguyệt Các đọc sách.