Đến cuối năm nhất, tôi nhận được khoản nhuận bút tiểu thuyết đầu tiên trong đời.
20
Ba trăm đồng.
Bốn trăm, rồi năm trăm, sau hai tháng, tác phẩm của tôi được đề cử.
Tháng đó, nhuận bút thu được tận ba ngàn.
Lúc đó tôi còn tưởng trang web nhầm lẫn, ngốc nghếch chạy đi hỏi biên tập viên.
cẻm ơn đã các tình iu đã đọc truyện, iu tui iu truyện thì hãy bình luận đôi câu và ấn theo dõi nhà tui để đọc thêm nhiều truyện hay nhoaaa ❤️🔥❤️🔥❤️🔥
Tôi đoán cô ấy đã cố nhịn không trừng mắt mà nói với tôi: Lên được vị trí đề cử này, nhuận bút là được chừng như thế.
Từ tháng đó trở đi, nhuận bút của tôi đã có bước tiến lớn.
Kiếm được nhiều hơn cả làm gia sư.
Viết tiểu thuyết tương đối tự do hơn so với thời gian làm gia sư.
Đến kỳ nghỉ hè năm nhất, vừa hay học sinh đã tốt nghiệp cấp hai, tôi liền nghỉ việc gia sư.
Về nhà sớm.
Lần này tôi không gọi điện trước, để khỏi phải khiến ông nội chờ đợi.
Về đến nhà, ông đang ăn trưa.
Trong gian nhà lớn, ông ngồi một mình lẻ loi.
Một bát cơm trắng, một đĩa dưa chuột trộn.
Đó chính là bữa trưa của ông.
Ông cúi đầu ăn vội miếng cơm, ăn được vài miếng lại thở dài thật dài.
Mắt tôi lập tức đỏ hoe.
Tôi gọi một tiếng: "Ông ơi."
Ông ngẩng phắt đầu lên, nhìn thấy tôi liền dụi mắt, rồi đứng bật dậy.
"Linh Linh về rồi hả? Ăn cơm chưa?"
"Đói không, ông đi làm thịt gà nhé!"
"Đàn gà ác ông bắt sau Tết, giờ ăn được rồi."
"Nếu cháu đói, trong phòng có sữa bác cháu tặng dịp lễ, ông cất riêng để dành cho cháu đấy."
Ông bận rộn vào bếp, tôi vào phòng tìm hộp sữa.
Đồ ăn vặt xếp ngay ngắn trên đó.
Ông không nỡ ăn, luôn muốn để dành cho tôi.
Để đến hết hạn mà ông cũng không biết.
...
Chiếc điện thoại ông dùng là đồ ba tôi bỏ đi.
Từ trước Tết đã hỏng rồi.
Ông cũng không nỡ mua cái mới.
Lần này tôi mua cho ông chiếc smartphone.
Cài đặt sẵn WeChat cho ông.
Lúc đó video call WeChat vừa mới nổi, tôi dạy ông cách gọi video cho tôi.
Tôi đứng trong sân, nhìn ông nheo mắt áp sát mặt vào ống kính, nói to: "Linh Linh, cháu có thấy ông không?"
"Thấy rồi thấy rồi, ông đưa điện thoại ra xa chút đi."
Ông bối rối: "Cái đồ công nghệ cao này, ông dùng không quen, chữ cũng chẳng biết mấy."
"Nhưng ông học được thì sau này cháu có ở trường thì ông cũng có thể nhìn thấy cháu mỗi ngày."
Ông đeo kính lão vào: "Ông thử lại lần nữa!"
"Nhấn vào vòng tròn màu xanh này, rồi tìm cháu, sau đó..."
"Sau đó làm gì nhỉ?"
Tôi dạy ông hết lần này đến lần khác.
Ông vẫn chưa thành thạo.
"Không sao, dùng nhiều sẽ quen thôi."
Buổi chiều tôi dọn dẹp nhà cửa, ông ra ngoài thông mương nước.
Không lâu sau điện thoại có thông báo cuộc gọi video.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn -
Bật lên là khuôn mặt ửng hồng của ông nội.
Ông khoe với đám bạn già: "Thấy chưa, Linh Linh ở trong điện thoại này."
"Tôi đã bảo là gặp được mà, mấy người không tin."
Từ năm thứ hai đại học, tôi không làm gia sư nữa, ngoài việc học, tôi dành phần lớn thời gian để viết tiểu thuyết.
Hàng tháng, tiền nhuận bút của tôi đều đặn trên ba ngàn, nếu được đề cử tốt, tiền nhuận bút có thể lên đến một, hai mươi ngàn.
Tôi đã mua một chiếc laptop.
Hễ có thời gian rảnh, tôi lại bắt xe về nhà thăm ông.
Ông vừa vui mừng, vừa nói với tôi: "Cháu phải học hành chăm chỉ đấy, suốt ngày chạy về nhà thì làm sao được."
"Sức khỏe thế nào, tiền có đủ tiêu không?"
…
Đến năm thứ ba, nhiều người bắt đầu chuẩn bị thi cao học.
Ba mẹ không ủng hộ tôi: "Sớm tốt nghiệp đi làm đi, còn học cao học làm gì nữa."
Ông lại nói: "Cháu muốn học thì cứ học, học nhiều chẳng có hại gì. Bây giờ trên điện thoại người ta cũng nói, sinh viên đại học chẳng có giá trị gì."
Ông giờ đã sử dụng thành thạo điện thoại.
Ngày nào cũng lướt video ngắn trên giường đến tận 11 giờ đêm mà không chịu ngủ.
Đúng là một ông già nghiện mạng mà.
Người khác học cao học sẽ ảnh hưởng đến thu nhập.
Nhưng tôi có thể viết tiểu thuyết, vừa học cao học vừa kiếm tiền.
Vừa kiếm tiền vừa học.
Các bạn cùng phòng đều khuyên tôi: "Cậu không thi cao học thì thật là lãng phí!"
Vì phải chuẩn bị thi, tôi đã giảm số lần về nhà.
Năm đó, cuộc sống của tôi gần như chỉ xoay quanh ba điểm.
Nhà ăn, thư viện và phòng học.
Ông sợ ảnh hưởng đến việc học của tôi nên cũng ít gọi video.
Trong thôn cũng phát triển chuyển phát nhanh, tôi thỉnh thoảng mua đồ gửi về.
Mỗi lần nhận được, ông đều nhắn tin bảo tôi đừng lãng phí tiền.
Mỗi lần tôi hỏi ông dạo này thế nào, ông đều nói rất khỏe, bảo tôi đừng lo.
Hai tháng trước kỳ thi, camera điện thoại của ông bị hỏng, chỉ gọi điện bình thường cho tôi.
Trước khi thi, ông hỏi tôi: "Chuẩn bị thế nào rồi?"
"Hòm hòm rồi ạ!"
"Đừng áp lực. Thi đỗ thì tốt, không đỗ thì năm sau thi lại, chẳng có gì to tát."
"Vâng!"
Ông hỏi thêm: "Thế cháu thi xong về nhà nhé?"
"Ông, ông có chuyện gì sao?"
Ông lắc đầu: "Không có gì, chỉ là nhớ cháu thôi."
"Cháu đừng lo, ông vẫn khỏe lắm!"
"Đợi cháu về, ông nấu canh gà ác cho cháu."
Nhưng khi tôi thi xong môn cuối cùng và bước ra, tôi nhận được điện thoại của mẹ.
"Thi xong rồi chứ? Con qua ngay đi, ông đang ở bệnh viện huyện."
21
Tôi cảm thấy đầu mình như muốn nổ tung ngay lập tức.
Khi tôi vội vã đến bệnh viện và nhìn thấy ông, nước mắt tôi không ngừng rơi xuống.
Ông gầy đi rất nhiều, cả người chỉ còn da bọc xương, má hóp sâu.
Ông giơ tay đang truyền dịch lên, nhẹ nhàng xoa mặt tôi: “Khóc gì, ông vẫn ổn mà.”
Nhưng thực sự ông không ổn chút nào.
Bác sĩ nói ông bị ung thư dạ dày.
Có lẽ đã tiến triển đến giai đoạn hai.
May mắn là trong tỉnh chúng tôi có một bệnh viện rất uy tín trong việc điều trị ung thư dạ dày.
Nếu được đưa đi điều trị, tỷ lệ sống sót sẽ rất cao, sau đó nếu chăm sóc tốt, ông có thể sống thêm hơn năm năm.
Mẹ tôi vội hỏi: “Vậy cần bao nhiêu tiền?”
“Bác sĩ ước tính, giai đoạn đầu ít nhất cần chuẩn bị tám vạn, nhưng sau đó có thể được bảo hiểm chi trả một phần, phần tự chi cũng không nhiều.”