Đại học ở tỉnh thành, việc khám bệnh thuận tiện hơn nhiều.
Nhưng kỳ lạ thay, kinh nguyệt của tôi dần dần ổn định hơn hẳn.
Mỗi lần đều tự hết trong vòng mười ngày, tình trạng một tháng có hai lần cũng hiếm khi xảy ra.
Hơn nữa chỉ hai ngày đầu bị đau bụng, đã cải thiện hơn trước rất nhiều.
Bác sĩ nói, có lẽ do tôi đã trưởng thành, các chức năng cơ thể dần hoàn thiện.
Thêm vào đó không bị áp lực thi cử đè nặng, tinh thần tôi thoải mái hơn.
Chỉ là về sinh sản, có lẽ sẽ khó khăn hơn người bình thường.
Đây không phải điều tôi cần nghĩ đến lúc này.
Học phí vay bằng khoản vay sinh viên.
Tiền sinh hoạt tháng đầu tiên, mẹ cho năm trăm.
Ông nội lại lén đưa thêm một ngàn.
“Phải ăn uống đầy đủ, đừng để thiếu chất, nếu có gì khó chịu phải đi khám ngay, thiếu tiền thì gọi điện cho ông.”
Tôi bảo ông tôi có thể đi làm thêm để tự nuôi mình, ông nên nghỉ ngơi đi.
Nhưng ông không chịu ngồi yên.
Có ai gọi là ông đi còn nhanh hơn thỏ.
“Làm việc thì ông khỏe lắm, ngồi không là đau hết cả người.”
“Bắt ông nằm nhà suốt ngày, ông khó chịu lắm.”
...
Kỳ nghỉ đông, tôi đi dạy thêm đến 27 tháng Chạp mới về.
Mười một giờ đêm xuống xe ở đầu thôn, ông nội chạy ra đỡ túi xách cho tôi: “Linh Linh.”
Trời lạnh, mũi ông đỏ ửng vì rét.
“Ông nội, ông đứng đợi ở đây lâu rồi hả?”
19
“Ông vừa mới đến thôi!”
Đi được nửa đường, gặp trưởng thôn, ông ấy nói: “Ông cháu biết hôm nay cháu về, trời chưa sáng đã ra đầu thôn đợi rồi.”
cẻm ơn đã các tình iu đã đọc truyện, iu tui iu truyện thì hãy bình luận đôi câu và ấn theo dõi nhà tui để đọc thêm nhiều truyện hay nhoaaa ❤️🔥❤️🔥❤️🔥
Ông nội cười hiền hậu: “Tám giờ, hơn tám giờ tôi mới ra ngoài mà.”
Về đến nhà, tôi mở túi, bắt đầu lấy đồ ra.
“Ông ơi, đây là bánh ngọt cháu mua cho ông đấy.”
Ông nội tuổi đã cao, răng không còn tốt nên thích ăn những thứ mềm.
Lần nào ông cũng tự mang trứng và bột mì đến xưởng bánh ở thị trấn để gia công.
Cách này rẻ hơn nhưng bánh làm ra cứng đơ, không ngon lắm.
Tôi mua bánh từ cửa hàng bánh ở tỉnh, bánh rất mềm.
Quả nhiên, sau khi ăn một miếng, ông ngạc nhiên nói: “Cái bánh này sao mềm hơn cả bông vậy? Có đắt không?”
“Không đắt đâu, năm đồng một hộp thôi.”
Thực ra là mười lăm đồng.
Tôi lại lấy đôi giày lông mua cho ông ra.
Ông nội trầm trồ: “Cái này ấm quá, bao nhiêu tiền vậy?”
“Bốn mươi!”
Thực ra là một trăm bốn mươi.
Ông nhíu mày: “Hơi đắt đấy.”
Tôi cười: “Vậy thì ông cứ mang hàng ngày, mang vài năm là đủ vốn rồi.”
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn -
Tôi còn mua cho ông một chiếc áo khoác lông vũ màu đen.
Ông lắc đầu: “Nhẹ thế này, mùa đông mặc chắc c.h.ế.t cóng mất!”
“Ông thử xem sao.”
Ông cởi chiếc áo bông cũ dày cộp ra, mặc chiếc áo lông vũ tôi mua vào.
Ông còn đặc biệt chạy ra ngoài đi dạo vài vòng.
Ông rất phấn khích: “Hồi trước dẫn cháu đi khám bệnh, thấy mấy người trên tỉnh mùa đông mặc mỏng tanh, ông cứ thắc mắc sao họ không sợ lạnh, hóa ra là do cái áo lông vũ này vừa nhẹ vừa ấm!”
“Cái này chắc không rẻ nhỉ?”
“Năm mươi đồng ạ!”
Ông nội sờ đi sờ lại: “Cũng được, không quá đắt.”
Chiều hôm đó, ông mặc áo lông vũ, đi giày lông đi dạo khắp thôn.
Gặp ai ông cũng khoe áo lông vũ năm mươi đồng, giày lông bốn mươi đồng, nói đồ tôi mua vừa rẻ vừa tốt.
Khiến mấy bác gái không rõ chuyện chạy đến hỏi tôi mua ở đâu.
Tôi đành nói là cửa hàng đang giảm giá thanh lý, giờ đã bán hết rồi.
Hôm sau, ông lại mặc bộ quần áo cũ của mình.
“Ông ơi, sao ông không mặc đồ cháu mua?”
“Để Tết mặc!”
Chẳng mấy chốc đã đến đêm Giao thừa.
Sau bữa cơm tất niên, ông gọi tôi vào phòng, đưa cho tôi một cái thẻ ngân hàng hợp tác xã nông thôn.
Ông thấp giọng: “Từ nay ông sẽ gửi hết tiền vào thẻ này.”
“Mật khẩu là ngày sinh của cháu, 940904.”
“Đây là tiền hồi môn ông để dành cho cháu, phòng khi ông...”