Ta có lẽ không hiểu những thuật ngữ kỹ thuật đó, như hiện tượng ảnh qua lỗ nhỏ, kính lúp và vi điêu.
Ta chỉ nhớ lại, những buổi chiều nô đùa cùng tỷ tỷ, nàng đã vi điêu hình ảnh nhỏ bé của ta vào trong hạt châu ngọc.
Ánh nắng xuyên qua, trên mặt đất hiện rõ bóng hình của ta.
Ta nằng nặc đòi nàng dạy cho bằng được, khó đến mấy cũng phải học.
Bởi vì như vậy ta có thể khắc một hình tỷ tỷ, đặt vào trong hạt châu, mang theo bên mình.
Tay nghề tinh xảo như vậy, vốn không phải để dùng cho âm mưu cung đấu, thù sâu như biển máu, mà chỉ vì quá yêu thương.
Vì quá yêu thương, nên muốn mang người theo bên mình, vĩnh viễn không xa rời.
Sợi tơ vàng nối hạt châu đã bị ta mài mỏng đi.
Lúc Nghi Phi che mặt chạy xuống khỏi đài cao, sợi tơ vàng đứt lìa, hạt châu lăn xuống đất, bị ta nhặt lên.
Từ đó về sau, không còn chứng cứ nào nữa, chỉ còn lại cái danh "trời giáng điềm hung" treo trên đầu nàng ta mà thôi.
11
Tuy nhiên, Nghi Phi dù sao cũng là đích nữ được gia đình quyền quý nuôi dưỡng, quả là biết co biết duỗi.
Sau đại điển, nàng ta trước tiên khóc lóc trong cung mấy ngày liền, gầy đi trông thấy như cành liễu yếu trước gió.
Sau đó ngày ngày quỳ trước cửa Ngự Thư Phòng, nói muốn xin Hoàng thượng trị tội.
Nhìn Nghi Phi gầy đi nhiều, Cảnh Diệp cuối cùng cũng động lòng thương xót.
Ngài đích thân đỡ Nghi Phi dậy, nói rằng mình không quan tâm trời giáng điềm hung hay điềm lành, bảo Nghi Phi không cần tự trách.
Lúc Tiểu Thúy kể lại lời này, ta không nhịn được bật cười thành tiếng.
Cảnh Diệp là Thiên tử.
Cái gọi là Thiên tử, tức là người nhận mệnh trời để cai trị thiên hạ.
Vầng hào quang đế vương của ngài trong mắt dân chúng đến từ truyền thuyết về người được trời chọn, sao ngài có thể không quan tâm đến điềm báo của trời?
Chuyện này, đã trở thành một cái gai giữa Cảnh Diệp và Nghi Phi.
Dù thế nào cũng không thể đảo ngược được nữa.
Huống hồ, ta sắp sửa gieo vào giữa họ cái gai thứ hai.
Hôm đó, Cảnh Diệp đang cùng mấy vị lão thần bàn việc trong lương đình ở Cần Chính Điện.
Đột nhiên một con thú nhỏ xuất hiện trên cây cổ thụ ngàn năm.
Vị đại thần của Khâm Thiên Giám lập tức kinh hô:
"Thú bạc sừng vàng... Bệ hạ, đây, đây là Bạch Trạch!"
Bạch Trạch là một loài thần thú trong truyền thuyết.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn -
Toàn thân trắng như tuyết, thông hiểu vạn vật, chỉ xuất hiện bên cạnh thánh nhân, tượng trưng cho điềm lành tối thượng.
Cảnh Diệp vừa trải qua điềm hung ở đại điển sắc phong Hoàng hậu, đối mặt với điềm lành như vậy, tự nhiên mừng rỡ khôn xiết.
Nhưng thần thú không dừng lại, mà nhảy xuống khỏi cây, chạy về phía hậu cung.
Cảnh Diệp không chút do dự, dẫn theo các đại thần đuổi theo.
Thần thú nhỏ nhắn, tốc độ chạy không nhanh lắm.
Cảnh Diệp và các đại thần đuổi theo một đoạn đường, nhìn thấy thần thú nhảy vào Tê Tuyết Cung.
Tê Tuyết Cung, là tẩm cung của ta.
Hoàng thượng lệnh cho các đại thần dừng bước, một mình ngài bước vào tẩm cung của ta.
Nghe thấy tiếng các cung nữ hành lễ với Hoàng thượng, ta ló đầu ra từ trên cây:
"Ủa? Bệ hạ!"
Cảnh Diệp giật mình:
"A Tuyết, nàng làm gì trên cây vậy?!"
Ta nhảy xuống khỏi cây, cầm con diều chạy về phía Cảnh Diệp, giống như con thú nhỏ vụng về chạy về phía chủ nhân đáng tin cậy:
"Bệ hạ, thần thiếp leo cây nhặt diều ạ!"
Cảnh Diệp nhíu mày, lạnh lùng quát mắng đám cung nhân trong điện:
"Việc nguy hiểm như vậy, các ngươi lại để Tuyết tần tự mình làm! Đều không muốn giữ cái đầu nữa hả?"
Đám cung nhân lập tức quỳ rạp xuống đất.
Ta mặc bộ váy áo màu hồng phấn, người dính đầy những bông hoa nhỏ li ti màu vàng, cũng không phủi đi, chỉ cười rạng rỡ hồn nhiên, như tinh linh nơi núi rừng:
"Bệ hạ, đừng trách họ, là A Tuyết tự thích leo cây thôi ạ, A Tuyết thường xuyên leo cây lắm."
Cảnh Diệp lắc đầu, thuận tay nhận lấy con diều bị hỏng của ta, vừa tỉ mỉ sửa chữa, vừa hỏi ta như hỏi một đứa trẻ:
"A Tuyết, lúc nãy nàng có thấy một con thú nhỏ chạy vào đây không?"
Ta lắc đầu.
Cảnh Diệp ngước mắt nhìn đám cung nhân:
"Các ngươi thì sao? Có thấy không?"
Đám cung nhân đều lắc đầu.
Cảnh Diệp thở dài, nhưng không thất vọng.
Dù sao cũng có rất nhiều người nhìn thấy thần thú xuất hiện, tóm lại là một điềm lành hiếm thấy.
Cảnh Diệp đưa con diều đã sửa xong cho ta, ngài xoa đầu ta:
"A Tuyết vô tâm vô phế, lại là người có phúc."
Ngài nhìn người ta đầy hoa rơi và hương cỏ cây thanh mát, chợt thất thần.