Tự Bước Ra Ánh Sáng, Ôm Trọn Ánh Mặt Trời

Chương 9



Cứ nửa tháng, tôi lại gọi điện về nhà một lần.

Mẹ luôn dặn dò:

“Ra ngoài đừng gây chuyện, làm người thì phải biết điều.”

“Phải dỗ dành học sinh cho tốt, dạy cho đàng hoàng, giữ cho được cái công việc vừa nhẹ nhàng vừa có tiền này.”

Học sinh và mẹ em ấy đều rất tốt.

Chỉ là tôi không thích bố em ấy.

Chỉ cần mẹ em không có ở nhà, ánh mắt ông ta nhìn tôi, và những lần vô tình “đụng chạm” đó… khiến tôi nổi da gà.

Trước kỳ nghỉ đông, tôi quyết định xin nghỉ việc.

Khi mẹ biết chuyện, câu đầu tiên là:

“Có phải con dạy không tốt? Hay làm phật lòng con họ rồi?”

Tôi nói lí nhí:

“Là bố em ấy… hay động tay động chân.”

Mẹ im lặng rất lâu, rồi đáp:

“Chắc con nghĩ nhiều quá rồi. Người ta có tiền, vợ lại xinh, nhòm ngó gì đến con?”

“Con không dạy nữa thì mẹ không có tiền cho con tiêu vặt đâu.

Còn phải gom tiền cưới vợ cho anh con đấy.”

Những lời như vậy… đúng là nghẹt thở.

Cuối cùng, anh tôi với cô bạn gái cũng chia tay.

Cô ấy chê nhà tôi nghèo, không có nhà riêng, còn tôi thì vẫn đang học — tốn tiền.

Kỳ nghỉ Tết năm ấy, anh tôi ủ rũ, mẹ cũng chẳng có lời nào tử tế với tôi.

Lúc đó anh đã hai mươi bốn tuổi — ở quê là “ế” rồi.

Mẹ sốt ruột đến phát cáu, đổ hết mọi tội lỗi lên đầu tôi.

Mùng 10 Tết, tôi không chịu nổi nữa, lặng lẽ quay lại trường sớm.

Chỉ khi ở trong trường, tôi mới cảm thấy mình thật sự được… tự do.

Mùa hè năm nhất đại học, tôi không về nhà.

Tôi xin được công việc thực tập ở một công ty thuốc lá.

Mỗi tuần ba buổi, tôi đi theo tuyến cố định để khảo sát hơn hai mươi cửa hàng bán thuốc, hỏi họ về tình hình tiêu thụ và phản hồi của khách với các sản phẩm mới, rồi tổng hợp báo cáo nộp cho quản lý.

Mỗi tuyến đi khoảng mười cây số.

Tôi không có xe đạp, mỗi lần đều đi bộ cả chặng, rồi bắt xe buýt quay về.

Một tháng được 1.500 tệ.

Ngoài ra, tôi còn nhận hai lớp dạy kèm.

Mỗi ngày đều chạy đôn chạy đáo dưới nắng.

Ngay cả kem chống nắng cũng không dám mua, tiếc tiền.

Có lần tôi gấp quá, không đợi được xe buýt nên cắn răng gọi taxi.

Ai ngờ đang đi thì kẹt xe.

Tôi nhìn con số trên đồng hồ tính tiền cứ nhảy từng đồng một, mà lòng rối như tơ vò.

Không chịu nổi nữa, tôi xuống xe sớm rồi cắm đầu chạy tới văn phòng.

Tới nơi thì… cửa đã đóng lại rồi.

[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn -

Tôi thấp thỏm gọi điện cho quản lý,

Anh ấy chỉ nhẹ giọng bảo: “Lần sau nộp cùng cũng được, không sao đâu.”

Cúp máy rồi, tôi mới nhận ra người mình đã ướt sũng.

Lớp áo bên trong lờ mờ lộ ra dưới lớp vải mỏng.

Tôi ngồi phịch xuống bậc thềm, thở hồng hộc, tóc tai rối bù.

Cách đó không xa, có một cái bát sứt mẻ đặt dưới đất.

Một chú trung niên đi ngang qua, liếc nhìn tôi một cái rồi móc ví, rút ra tờ hai mươi tệ bỏ vào bát.

Đó là số tiền tôi phải dành dụm sống hơn một ngày.

Tôi nhìn chằm chằm tờ tiền đó rất lâu, cuối cùng đứng lên gọi chú ấy lại:

“Chú ơi, cháu không phải ăn mày đâu, cháu chỉ đang làm thêm thôi.”

Chú ấy ngẩn ra, mặt đỏ lên, liên tục xin lỗi.

Cuối cùng, chú khăng khăng mời tôi một ly trà sữa.

Một ly tám tệ, còn thêm nửa cốc trân châu.

Bây giờ người ta chê trà sữa là “hỗn hợp của hóa học và thủ đoạn,”

Nhưng với tôi lúc đó, đó là mỹ vị không gì sánh được.

Cuộc gặp gỡ tình cờ đó, đã mở ra cho tôi một cơ hội.

Chú Trương là chủ một shop trên sàn thương mại điện tử.

Chú hỏi tôi có muốn làm thêm không.

Chú có nguồn hàng tốt từ nhà máy — các sản phẩm chính hãng dành cho mẹ và bé với giá sỉ cực thấp.

Sau đó hoặc đăng bán lẻ online, hoặc bán sỉ cho các đại lý bên dưới.

Việc của tôi là kiểm hàng, xuất hàng và xử lý hậu mãi.

Lúc đó, các sàn thương mại điện tử vẫn chưa có chính sách “miễn phí vận chuyển”.

Thời gian giao hàng cũng lâu hơn bây giờ rất nhiều.

Gặp khách đặt nhiều, chú Trương sẽ thuê xe tải để giao tận nơi.

Một chuyến lời cả chục nghìn.

Cũng chính từ khi đó, tôi bắt đầu cảm nhận sâu sắc và trực diện hơn sự chênh lệch trong xã hội này.

Thì ra có những người sẵn sàng bỏ vài trăm tệ chỉ để mua một bình sữa, vài nghìn tệ để mua một chiếc nôi cho con.

Những đứa trẻ đó, vừa sinh ra đã ở trong lâu đài.

Còn tôi… thậm chí không chạm nổi vào một viên gạch của lâu đài đó.

Chú Trương luôn nói:

Truyện được dịch và đăng tải bởi Diệp Gia Gia

“Tương lai là của mấy đứa sinh viên các cháu.”

Nhưng thực tế thì…

Sinh viên vừa tốt nghiệp như rau hẹ, cắt xong một lứa, lại có lứa mới.

Các anh chị khóa trên đều bảo:

“Bây giờ xin việc càng ngày càng khó.”

Tương lai… thật sự có thuộc về những người bình thường như chúng tôi không?

Công việc ở chỗ chú Trương không khó.

Có lẽ vì trước đó tôi từng phụ bác gái trông cửa hàng, làm sổ sách, nên bắt nhịp rất nhanh.

Chú ấy kiếm được nhiều tiền, lại rất hào phóng với tôi.


Bạn đang đọc truyện trên truyencom.com