Tự Bước Ra Ánh Sáng, Ôm Trọn Ánh Mặt Trời
Anh dẫn tôi đi chơi bi-da, dạy tôi cách cầm cơ, cách đánh bóng.
Dẫn tôi đi hát karaoke, chỉ tôi cách chọn bài, cách đổi bài.
Dẫn tôi đi trượt patin, khi tôi sắp ngã, anh đỡ lấy eo tôi.
Sinh nhật tôi, anh tặng tôi một quả cầu pha lê — món quà đang rất được ưa chuộng lúc ấy.
Có rất nhiều nữ sinh thích anh, mỗi khi anh chơi bóng đều có người mang nước cho.
Vậy mà anh lại chỉ gọi tôi, người lướt qua bên lề:
“Yến Tử ơi, đi mua giúp anh chai nước nha!”
Anh dành cho tôi một sự thiên vị rõ ràng mà không chút che giấu.
Trái tim tôi bắt đầu d.a.o động.
Tôi biết mình không nên như vậy. Tôi thấy có lỗi.
Nhưng tôi không thể không rung động vì sự chủ động của anh.
Trong những ánh mắt trêu chọc và ghen tị của bạn bè, tôi từng chút, từng chút lạc lối.
Một học kỳ trôi qua rất nhanh.
Cuối kỳ, cô chủ nhiệm phát phiếu chọn ban Tự nhiên hay Xã hội.
Tôi hỏi Phan Lương chọn gì.
Anh xoay cây bút, hờ hững đáp:
“Em chọn gì thì anh chọn cái đó. Với anh thì sao cũng được.”
Phải rồi. Thành tích của anh không tốt, chọn ban nào cũng chẳng ảnh hưởng gì.
Dù sao, bố mẹ anh ấy cũng đã vạch sẵn con đường cho hai anh em họ.
Tết năm đó xảy ra rất nhiều chuyện.
Một bạn học cấp hai trong làng trở về, mang theo một khoản tiền lớn.
Bố mẹ cô ấy đi đâu cũng khoe khoang:
“Con gái tôi giỏi lắm, kiếm được bao nhiêu là tiền. Sau Tết là xây nhà ba tầng luôn!”
Mẹ tôi thì vừa dè bỉu rằng tiền của cô ấy không sạch sẽ, vừa quay sang trách móc tôi:
“Nếu mày không học hành gì nữa, nhà này cũng sớm có nhà cao tầng rồi!”
Mùng 4 Tết, Phan Phan gọi điện rủ tôi lên thị trấn chơi.
Tới điểm hẹn thì đúng như tôi đoán, là Phan Lương đang đợi.
Anh dẫn tôi vào một tiệm net “đen”,
Nào ngờ, nhân viên thu ngân lại là… Anh Tử.
Cô ấy béo lên mấy vòng, tóc bết dầu, bụng đang bầu, trên tay còn bế một đứa bé chừng một tuổi.
Nhìn thấy tôi, ánh mắt cô ấy từ vui mừng chuyển thành sững sờ, rồi lại dần dần là thất vọng:
“Không phải cậu đậu Nhất Trung sao? Sao lại đến quán net?”
Thì ra, cô ấy vẫn luôn âm thầm theo dõi tin tức về tôi.
Tôi không dám nhìn vào mắt cô ấy, vội vàng nói dối:
“Tớ không thường đến đây…”
Cô đưa thẻ cho tôi, nhẹ giọng:
“Yến Tử, tớ luôn rất ngưỡng mộ cậu. Cố lên nhé.”
Mùng 2 Tết, các bác cô chú lên chúc Tết, bố mẹ tôi cũng đã mượn xong tiền học phí cho tôi.
Mùng 8 là tôi nhập học.
Nhưng tối mùng 7, khi tôi hỏi xin học phí, bố mẹ lại nói:
“Gấp gì chứ. Bố mẹ vừa để dành số đó chơi một con đề, chỉ cần trúng là đủ tiền học đại học cho mày rồi!”
Tôi phản đối kịch liệt,
Nhưng họ vẫn cứng đầu lấy toàn bộ học phí của tôi đi đánh lô đề.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn -
Hồi đó, nông thôn ai cũng ôm mộng làm giàu từ cờ bạc, nhưng thứ chờ đợi họ, chỉ có tan nhà nát cửa.
Bố mẹ tôi thua sạch tiền học phí!
Họ nổi cơn thịnh nộ, trút hết tức giận lên đầu tôi:
“Nếu không phải mày cứ khóc lóc làm mất vận may, thì chắc chắn chúng tao trúng rồi! Ba nghìn tệ nhân bốn mươi lần là mười hai vạn đấy!”
“Cái đồ sao chổi, học học học, học cái gì mà học! Sau Tết mày đi làm công đi cho tao!”
Tôi đeo ba lô nặng trĩu, đi bộ hơn hai mươi cây số đến thị trấn.
Vừa khóc vừa cầu xin bác cả và các cô giúp đỡ, nói tôi sẵn sàng viết giấy nợ.
Họ giận tím người, trách bố mẹ tôi làm liều, tuyên bố gay gắt rằng sẽ không tiếp tục lấp cái hố đó nữa.
Tết, ai nấy đều hân hoan rộn ràng.
Chỉ có tôi, đeo ba lô, dầm mưa lạnh, đứng bên vệ đường khóc đến xé ruột gan.
Sự sợ hãi và hối hận gặm nhấm tôi từng chút một.
Người đi đường xì xào:
“Đứa bé này thật tội nghiệp, chắc là nhà có chuyện gì lớn lắm.”
Không biết tôi đã khóc bao lâu, đến khi trên đầu không còn tiếng mưa rơi nữa.
Bác gái đứng đó, mặt sa sầm:
“Chính miệng cháu nói sẵn sàng viết giấy nợ đấy nhé.”
Bác cả đưa 1.500, cô út đưa 1.000, cô lớn đưa 500.
Tôi viết ba tờ giấy nợ, gom đủ học phí và tiền ở ký túc.
Gần 4 giờ chiều, tôi kịp tới trường.
Phan Lương đã chờ ở cổng rất lâu.
Bảng thành tích và danh sách phân ban đã được dán lên.
Anh kéo tay tôi:
Truyện được dịch và đăng tải bởi Diệp Gia Gia
“Có gì mà xem, đóng tiền xong anh dẫn em đi ăn ngon.”
Tôi xếp hạng hơn 500 toàn khối, vừa đủ lọt vào lớp thí điểm của ban Tự nhiên,
Còn Phan Lương thì không cùng lớp với tôi nữa.
Lúc ấy trời lại đổ mưa.
Phan Lương che ô cho tôi, mắt ánh lên niềm vui:
“Sắp đến Valentine rồi, anh chuẩn bị quà cho em đó, Yến Tử, anh…”
Tôi ngắt lời anh:
“Xin lỗi, Phan Lương, sau này đừng tìm em nữa.”
Anh sững người.
Tôi khẽ cười, nước mắt lại rơi không ngừng:
“Anh không thể nào che chở cho em khỏi tất cả mưa gió được.”
Anh vội vàng nói:
“Tại sao lại không? Anh có thể che ô cho em cả đời.”
“Chúng ta mới mười bảy tuổi thôi, một đời người… dài lắm.”
Tôi giơ tay ra, hứng lấy mưa đông lạnh buốt.
Cái lạnh đó, đủ để đóng băng trái tim tôi:
“Hơn nữa, em muốn có một chiếc ô thật to… của riêng mình.”
“Anh mua cho em. Em muốn to bao nhiêu cũng được.”
“Không, em muốn tự mua. Em muốn tự mình che.”
Tôi muốn nắm lấy vận mệnh của chính mình.
Tôi không muốn sống trong sự sợ hãi và bất lực như hôm nay nữa.
Bạn đang đọc truyện trên truyencom.com