Quả thật đã có một khoảng thời gian ta không đến Tê Vân điện. Trước kia nhờ được Lệ phi ngấm ngầm bày mưu tính kế, ta thường qua lại Thanh Yến cư của Triệu Diễn, vì thế gặp hắn cũng đều ở đó.
Bích Vân tám chín phần là không dám chắc, muốn thăm dò ta mà thôi. Nếu không, nàng ta đã sớm vạch trần chuyện này rồi.
Dạo gần đây, Triệu Diễn bận rộn đến kỳ lạ. Chứng đau chân của thái tử đã đỡ hơn phân nửa, hắn sốt sắng muốn thể hiện bản thân trên triều chính, liên tiếp dâng lên tấu chương. Nào là nói phải tu sửa thủy lợi, nào là đề nghị miễn giảm thuế má. Nhưng Hoàng đế lại không vội vàng, ngược lại còn chia bớt việc chính sự cho Triệu Diễn khiến mọi người đoán già đoán non không thôi.
Triệu Diễn không từ chối, làm việc đúng mực, lại vô cùng cẩn trọng. Không mắc lỗi lầm gì nhưng cũng chẳng có điểm gì nổi bật.
Nghe đồn, vị đại học sĩ từng khen ngợi hắn hết lời giờ lại âm thầm thở dài, nói rằng: “Tuy văn chương nổi bật nhưng thực vụ tầm thường.”
Dẫu vậy, nghe nói trong Đông Cung, cung nhân bị trách phạt lại tăng lên không ít. Cung nữ, thái giám đưa đồ tới Đông Cung đều tránh né, mong sao có kẻ thù thay mình đi cho xong.
Kế hoạch ban đầu của Lệ phi không thành, trút giận lên đầu ta, giáng ta trở lại làm cung nữ tạp vụ, chỉ cho làm mấy việc nặng nhọc như làm đá, giặt giũ.
Nhưng nàng ta sai người đưa mấy nữ tử là bà con xa của DUng gia tới chỗ Triệu Diễn, tất cả đều bị hắn “lễ độ mời” về.
Ấy thế mà Triệu Diễn lại cứ cách ba ngày lại hỏi thăm ta một lần với Lệ phi. Lệ phi hết cách, lại đành giở chiêu cũ, sai ta tiếp tục lui tới chỗ Triệu Diễn.
Triệu Diễn nhiều lần mở lời muốn ta sang Thanh Yến cư của hắn làm việc. Ta đều từ chối, nói rằng Lệ phi nương nương có ơn tri ngộ với ta, ta chỉ muốn ở bên hầu hạ nương nương.
Hắn nhướng mày nhìn ta, vẻ mặt đầy hứng thú.
Ta đoán chắc hắn không tin.
28. Triệu Diễn
Đương nhiên là ta không tin.
Ta thường tự hỏi, Lý Kiêu thật sự là người không có trái tim hay sao? Hôm ta từ chối hôn sự với Bình Dương hầu, Lý Kiêu hỏi ta vì sao. Nàng nói, Bình Dương hầu nắm trong tay tinh binh đất Tấn Châu, binh sĩ dưới trướng dũng mãnh thiện chiến. Nàng nói, thành Bình Dương có mỏ sắt, ao muối, còn trấn giữ hai bến đò quan trọng. Nàng nói, Bình Dương hầu rất cưng chiều nữ nhi độc nhất này, cuộc hôn sự ấy chỉ có lợi chứ không có hại với ta.
Ta hận đến cực điểm, hận không thể nhốt nàng lại trong Tê Vân điện, bắt nàng ngày đêm chỉ được nhìn thấy một mình ta. Nhưng thực ra ta chẳng làm gì được nàng. Bởi vì là ta cần nàng, chứ không phải nàng cần ta.
Lý Kiêu xem ta như con ch.ó nuôi để cắn người, vui thì gọi lại trêu đùa, còn khi phát hiện con ch.ó ấy có tâm tư khác thì lại có tâm tư muốn vứt bỏ.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.net.vn -
Nhưng từ nhỏ đến lớn, ta chưa từng nếm trải điều gì tốt đẹp. Hoàng đế, hoàng hậu, quý phi… Tựa như ai ai cũng hận ta vì ta đã sinh ra trên đời này.
Tên ta là “Diễn”, “Diễn” có nghĩa là dư thừa. Ta như một linh hồn thừa thãi, lặng lẽ vất vưởng trong Hoàng cung. Trước năm tám tuổi, thế giới của ta chỉ có rét buốt, đói khát cùng đau đớn. Cho đến khi ta gặp Lý Kiêu ở Tê Vân điện, lần đầu tiên ta mới biết thế nào là ấm áp.
Lúc đầu ta ác ý nghĩ rằng: nếu có một ngày mặt nạ của Lý Kiêu bị xé toạc, chắc chắn sẽ rất thú vị. Về sau, ta chỉ cảm thấy: dù thật lòng hay giả ý, ta cũng chẳng bận tâm nữa. Chỉ cần nàng mãi ở bên ta là đủ rồi.
Đột nhiên, ngoài cửa sổ vang lên ba tiếng gõ nhẹ, đó là ám hiệu giữa ta và Lãnh Phong.
Gần đây thái tử quá nôn nóng, ngấm ngầm giở trò không ít. Hoàng đế bắt đầu bất mãn, liên tục sai Huyết Vệ ra ngoài làm việc, muốn cho thái tử chút cảnh cáo.
Lãnh Phong còn chưa kịp thay y phục Huyết Vệ đã vội đến bẩm báo, nhất định là có chuyện lớn xảy ra. Nhìn nam nhân đang quỳ dưới chân mình, ta lại nhớ đến Lý Kiêu.
Nàng muốn gì, ta liền thay nàng đoạt lấy. Ta muốn khiến nàng không thể rời xa ta. Chỉ là, lúc ấy ta chưa hề ngờ tới…
Lý Kiêu còn tàn nhẫn hơn ta tưởng. Không chỉ với ta, mà còn với chính bản thân nàng.
29.
Đến tháng bảy, một tiếng kêu thảm thiết thấm đẫm m.á.u tanh xé toang kinh thành, phá vỡ sự yên bình mấy ngày liền trong hoàng cung.
Tri huyện Bình Độ kiện Thứ sử Ung Châu Trình Tuần cấu kết với khâm sai, biển thủ tiền cứu trợ thiên tai. Tri huyện lội bộ hơn ba trăm dặm trên con đường cũ bên bờ Ký Hà, đến được Kinh thành thì quần áo đã rách tả tơi, chân tay lở loét.
Khi quỳ trước Ngọ Môn, trong lòng vẫn ôm xác một đứa trẻ đã tắt thở. Đứa trẻ gầy gộc đến mức tứ chi toàn thân đều lồi lên xương cốt, nhưng bụng lại phình lên rất cao… Là xác người c.h.ế.t đói ăn đất Quan Âm.
Tin tức này vừa truyền ra, triều đình lập tức náo loạn. Từ tháng năm, vùng trung – tây liên tục không mưa, nơi nào cũng truyền tin hạn hán, nặng nhất chính là vùng Ung Châu.
Hoàng đế hai lần đến ngoại thành cầu mưa, Hoàng hậu cũng dẫn mọi người trong hậu cung tụng kinh cầu phúc, nhưng trời vẫn không chịu ban giọt mưa nào.
Vì vậy triều đình cấp 60 vạn lượng bạc trắng cùng 50 vạn thạch lương thực, đặc phái hai khâm sai cứu trợ đến Ung Châu để an ủi dân chúng. Thời gian này bên trong triều đình cũng như bên ngoài dường như đều bận rộn không ngơi nghỉ.
Đầu tiên là Lệ phi cùng Dung gia quyên góp 10 vạn lượng bạc trắng, được Hoàng đế ngợi khen, Hoàng đế còn ở lại điện Tễ Nguyệt mấy ngày liền.
Sau đó Thái tử ba lần dâng sớ xin được trực tiếp đến Ung Châu cứu trợ, bị Hoàng đế lấy lý do lo ngại sức khỏe ngăn cản, mãi đến khi Ung Châu báo tin thiên tai dần ổn định mới thôi. Nhưng chỉ trong chớp mắt, từng chữ từng câu thấm đẫm m.á.u tanh của Huyện thừa khiến tất cả im bặt.
Mà Thứ sử Ung Châu Trình Tuấn, chính là đường đệ của đương kim Hoàng hậu.