Thập Niên 70: Cuộc Đời Hoàn Mỹ Của Nữ Phụ Trí Thức

Chương 90



Chương 90.



Không chỉ trong thôn ai cũng nói như vậy, ngay cả lão đội trưởng nhìn vào cũng cảm thấy chuyện này có phần không thỏa đáng, đúng là phí tiền.



Từ trước tới nay, đội sản xuất Ngưu Mông chưa từng xảy ra chuyện như thế này.



Thế mà giờ đã xảy ra rồi, người phá vỡ kỷ lục chính là cô vợ thanh niên tri thức từ thành phố về.



“Lão đội trưởng, sao ngay cả bác cũng nói vậy, vợ cháu thật sự vất vả lắm, cô ấy không phải làm biếng, mà là không còn thời gian rảnh.” Chu Dã lên tiếng.



“Giặt mấy bộ quần áo, tã lót thì bận gì?” Lão đội trưởng liếc mắt nhìn anh.



Chu Dã liền giải thích.



Vợ anh còn phải chăm con, cho con bú, ban đêm phải dậy nhiều lần, căn bản không được ngủ yên.

Cô ấy sợ anh mệt, còn bảo anh sang ngủ ở gian nhà phía Tây bên cạnh, nhưng Chu Dã làm sao nỡ? Anh không muốn ngủ riêng giường với vợ.



Đêm thì như vậy, ban ngày anh đi làm đồng, ở nhà chỉ còn một mình cô ấy.



Từ sau khi mợ anh về, Chu Dã thấy vợ mình tiều tụy đi rõ rệt.



Khiến anh xót xa không chịu được.



Cho nên chuyện nhờ Lý Đại Ni giúp giặt đồ, đừng nói là tốn một đồng, cho dù hai đồng anh cũng sẵn lòng chi.



Đã mệt mỏi như thế mà còn bắt vợ anh đi giặt cả đống đồ, thế thì còn để người ta nghỉ ngơi gì nữa?



Thực ra anh cũng định tự mình giặt, nhưng vợ anh lại không nỡ để anh sau một ngày làm đồng mệt nhọc còn phải lo chuyện này.



Vì vậy, chuyện bỏ tiền thuê người giặt giũ, cả Chu Dã và Bạch Nguyệt Quý đều đồng lòng nhất trí.



Lão đội trưởng lắc đầu, “Một bụng lý sự cùn, ai mà chẳng sống như thế cả.”



“Không giống nhau đâu.” Chu Dã khoát tay, cũng không tranh luận thêm với ông, chào một tiếng rồi đi luôn.



Mà chính vì điều này, Bạch Nguyệt Quý mới cảm thấy quý trọng gã chồng thô kệch nhà mình, bởi vì Chu Dã chưa từng thấy những việc cô làm là sai trái gì cả.



Giữa hai người chẳng hề có khoảng cách tư tưởng nào.



Tối hôm đó, Chu Dã được nghỉ ngơi một đêm yên ổn.



Sáng hôm sau, anh liền vào thành phố.



Lý Thái Sơn đã đợi sẵn ở đầu thôn.



“Cậu lại không đi làm à?” Chu Dã vừa thấy đã nói ngay.



Lý Thái Sơn cười hì hì, “Chiều nay em đi cùng Anh Dã vào thành phố, một mình anh đi buồn lắm, để em đi cùng nhé!”



Chu Dã ném cho cậu ta một cái bánh bao, vừa đi vừa hỏi: “Lần trước cậu và Vương Nhị Anh đi đến chỗ nào vậy?”



Lý Thái Sơn vừa ăn vừa đáp: “Cũng khá xa, bên phía Đông Long.” Từ núi bên này đến đó phải đi mất ba tiếng đồng hồ, mệt c.h.ế.t người.



“Đông Long?” Chu Dã kinh ngạc, hỏi: “Vương Nhị Anh hái nấm mà chạy xa thế cơ à?”



“Hái nấm là nói dối thôi, thật ra là nghe đồn có một băng đào trộm mộ ở bên đó nên mò tới thử vận may!” Lý Thái Sơn cũng moi được ít thông tin từ miệng Vương Nhị Anh.



Chu Dã hiểu ra: “Bảo sao trong núi lại có cái đầu đồng Lão Viên đầu để cậu ta nhặt được.”



Lý Thái Sơn nói: “Thì đấy. Nhưng mà Anh Dã, em nói thật, em nghe nói mấy người đó kiếm được tiền lắm, chuyên đi đào mấy ngôi mộ cổ xưa.”



Chu Dã liền cảnh báo: “Cậu đừng có học cái xấu đấy, làm việc thất đức, lại dễ dính phải mấy thứ không sạch sẽ.”



Lý Thái Sơn cười hề hề: “Nếu là Anh Dã anh đi thì không sao, anh may mắn như thần, mấy thứ không sạch còn chẳng dám lại gần.”



“Đừng có nịnh tôi, tôi không làm mấy việc đó đâu.”

Anh đâu có nghèo đến mức phải đi đào mộ người ta chứ.



[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.net.vn -

“Nói mới nhớ, hôm qua nhà cậu có chuyện gì mà thấy nhộn nhịp thế?” Chu Dã đổi chủ đề.



“Lão Tứ nhà họ Trần được thả về rồi đó.”



Chu Dã bật cười: “Tên xui xẻo đó được thả rồi à?”



Lý Thái Sơn cũng cười: “Vâng, Anh Dã mà thấy được hắn bây giờ thì hết hồn luôn, gầy như cái xác ve, y như dân chạy nạn. Mẹ hắn ôm lấy hắn khóc lóc om sòm. Đúng là mẹ ruột có khác, em đứng xa cũng ngửi thấy mùi chua chua, chắc là từ khi bị bắt đến giờ chưa tắm lần nào, vậy mà bà ấy chẳng chê.”



Chu Dã chẳng có ấn tượng tốt gì về Trần Lão Tứ, năm ngoái chính là hắn tung tin đồn nhảm ở bên ngoài.



Hai người vừa trò chuyện vừa vào thành, Chu Dã đến bưu điện đầu tiên, bảo Lý Thái Sơn đợi bên ngoài.



Hạt Dẻ Rang Đường

Anh gửi thư đi, rồi rút tiền từ phiếu chuyển khoản bản thảo của vợ, cộng thêm tiền mang theo, gửi vào sổ tiết kiệm.



Như vậy là vừa tròn hai trăm đồng, còn chút lãi sau hai trăm thì có cũng như không, không đáng kể.



Nhìn quyển sổ tiết kiệm với con số hai trăm đồng rõ ràng ngay ngắn, Chu Dã cảm thấy trong lòng cũng dễ chịu hẳn.



Ra khỏi bưu điện, Chu Dã nói: “Đi thôi.”



“Anh Dã, tâm trạng hôm nay tốt ghê ha?” Lý Thái Sơn cười nói.



Chu Dã đúng là tâm trạng không tệ, dẫn cậu ta đi một chuyến đến bệnh viện. Lý Thái Sơn ngạc nhiên: “Anh Dã, anh thấy không khỏe à?”



“Không phải, đến hỏi chút chuyện thôi.” Chu Dã thuận miệng nói, rồi để Lý Thái Sơn đợi bên ngoài, còn anh thì tự mình vào.



Chẳng bao lâu sau đã ra, mà trên tay còn cầm theo một hộp “đồ” bác sĩ đưa.



Thật ra bác sĩ vốn chỉ định đưa anh một cái, còn dặn là dùng xong nhớ rửa sạch rồi phơi khô, có thể tái sử dụng.



Nhưng Chu Dã cảm thấy hơi kỳ kỳ, liền nói là có người khác nhờ lấy giùm, nên xin thêm vài cái để tiện chia ra.



Bác sĩ cũng không nghi ngờ gì, vì thứ này ngoài công dụng đó ra thì chẳng làm gì khác được, mà người đến lấy cũng chẳng nhiều.



Thế là bác sĩ cho luôn anh cả một hộp.



Trong hộp không ít, Chu Dã đếm thử thì vừa tròn ba mươi cái.



Chỉ là anh thấy có vẻ vẫn chưa đủ dùng. Nếu một đêm dùng ba đến năm cái thì nhiều nhất cũng chỉ đủ năm, sáu ngày là hết.



Anh còn định xin thêm mấy hộp nữa, nhưng bác sĩ bảo dùng hết rồi hãy quay lại, còn có bệnh nhân khác đang chờ, thế là đành đuổi anh ra ngoài.



Không còn cách nào, đành phải tạm dùng đỡ vậy.



“Anh Dã, anh hỏi chuyện gì thế?” Lý Thái Sơn tò mò hỏi.



Chu Dã tất nhiên không kể: “Không có gì, đi, theo anh mua ít phấn rôm. Hai nhóc nhà tôi xài nhanh quá, hộp bự thế mà mới mấy bữa đã gần cạn rồi, phải mua thêm cho tụi nó.”



Lý Thái Sơn nghe mà cũng líu lưỡi: “Anh Dã, nhà anh tiêu tiền kiểu này, em nhìn mà còn thấy rùng mình đó. Chị dâu hai mươi đồng tiền nhuận bút liệu có đủ xài không?”



Chu Dã đáp: “Cũng tạm được.”



Đừng nhìn bên ngoài thấy nhà anh sống có vẻ sung túc, chứ thực ra cũng đâu phải bữa nào cũng có cơm gạo trắng, bánh bao trắng.



Chủ yếu vẫn là ngũ cốc thô là chính, tinh thực là phụ.



Thỉnh thoảng lắm mới nấu món ngon cải thiện chút khẩu vị. Ví dụ như vợ anh hấp bánh ngô, thường chỉ cho rất ít bột mì trắng.



Ngay cả khi làm bánh ngô, cũng không dùng nhiều.



Còn gạo trắng, phải bảy tám ngày mới nấu một lần. Hồi Lý Thái Sơn nằm dưỡng bệnh, anh mua về một ít gạo trắng, đến giờ vẫn chưa đụng tới.



Chứ đâu phải ngày nào cũng có bánh bao trắng tinh hay cơm trắng mà ăn đâu.



Thực sự nếu nói chỗ nào tốn tiền nhất, thì chắc là ở trứng gà.



Nhà anh nuôi ba con gà mái, mà chẳng hiểu sao đẻ rất siêng, mỗi ngày hai quả đều đều, từ lúc bắt đầu đẻ đến giờ chưa hề ngưng lần nào.



Mợ anh còn nói vui: tụi nó biết nhà có em bé chào đời, nên cố tình đẻ để dành cho Đâu Đâu và Đô Đô ăn.


Bạn đang đọc truyện trên truyencom.com