Phế Hậu A Bảo

Chương 41: Đêm đẹp



A Bảo hôn như gần như xa. Nói là hôn chàng nhưng lại càng giống chọc chàng hơn, môi dán lên vành tai tóc mai chàng, yết hầu của chàng, cứ lặp đi lặp lại nhiều lần. Đợi đến khi hơi thở chàng trở nên dồn dập, mặt đỏ như thuỷ triều mới lẹ làng rời đi.

Cuối cùng Lương Nguyên Kính bị nàng giày vò đến hết chịu nổi nữa, đè vai nàng lên trên cây táo, từ bị động thành chủ động hôn nàng.

Kỹ thuật hôn của chàng ngây ngô, không thuần thục, thi thoảng sẽ va chạm vào hàm răng của A Bảo.

A Bảo liên tục dán lên thân cây trượt xuống.

Lúc ngửa đầu, xuyên qua kẽ hở cành cây táo nhìn thấy vầng trăng sáng treo ngược trên bầu trời đen kịt. Đêm nay không nhiều sao lắm, lác đác vài ngôi điểm xuyết quanh ánh trăng, trăng trong như nước chảy, êm dịu rọi xuống đầu vai bọn họ. Nàng lại ngửi được hương bạch đàn nhàn nhạt trên người của Lương Nguyên Kính, làm nàng lạc lối làm nàng sa vào.

Trong phút chốc, nàng khẽ hô lên tiếng nhỏ, trời đất đảo lộn, do Lương Nguyên Kính ôm ngang nàng lên, bọn họ cùng vào phòng.

“Còn muốn ngủ dưới đất nữa không?”

A Bảo ôm lấy cổ chàng, trong trẻo cười trêu ghẹo chàng.

Lương Nguyên Kính không nói tiếng nào, đè nàng lên giường hôn tiếp.

Tiêu rồi, đầu óc A Bảo loạn cào cào lên, mơ mơ màng màng nghĩ, vốn tưởng Lương Nguyên Kính chỉ là tay mơ, kiến thức trên giường chắc sẽ cái biết cái không, thậm chí còn nhờ nàng dìu dắt từng bước. Ngờ đâu nam nhân này ‘làm việc’ theo loại tự học thành tài.

Nhưng mà sao trên người chàng còn ăn mặc chỉnh tề vậy?

A Bảo chuyển động con ngươi, lặng lẽ cởi đai ngọc của chàng ra, tới lúc Lương Nguyên Kính kịp phản ứng thì vạt áo của mình đã rộng mở.

Động tác hôn nàng dừng lại, vừa chần chờ vừa hoang mang: “Em……”

A Bảo cười ha ha, nói: “Chưa hiểu à? Lương công tử, chuyện mây mưa này chỉ hôn tới hôn lui đâu có nghĩa lý gì nữa, hay là để em dạy chàng chút ít nhé.”

Nàng ngồi quỳ trên giường, cởi bỏ toàn bộ quần áo của chàng, kéo nó xuống, lồng ng.ực chàng bằng phẳng, nước da trắng nõn, tản ra ánh sáng xán lạn như ngọc thạch.

Mắt A Bảo loé sáng, âm thầm tán thưởng, cười nham hiểm chớp chớp mắt với chàng: “Có qua mà không có lại thì quá là vô lễ.”

Dứt lời, cúi đầu tự cởi đai lưng của mình.

Cởi được một nửa chợt bị một đôi tay ngăn cản. Ngón tay thon dài thong thả ung dung cởi bỏ đai lưng áo ngoài của nàng ra. Màu đỏ làm nổi bật đầu ngón tay như ngọc, đôi tay quen cầm bút vẽ mà cởi xiêm y nữ tử lại thuần thục tới thế, A Bảo cầm lòng không đậu nuốt ngụm nước miếng.

Rốt cuộc hai người khá thẳng thắn lẫn thành khẩn, gò má hai bên choáng vàng, sóng mắt lay chuyển.

A Bảo nhấp nhấp đôi môi khô hỏi: “Chàng có thể không?”

“……”

Nàng rất mau biết được mình hỏi sai rồi. Bởi vì Lương Nguyên Kính luôn luôn ôn hoà không biết giận lại xẹt qua một tia phẫn nộ trong mắt. Tiếp đó nàng ‘á’ một tiếng, càn khôn lật ngược, cái hôn rơi xuống.

“!  !  !”

A Bảo trừng to đôi mắt, ngửa cổ kêu to một tiếng, đồng thời bất giác liên tục cười ha ha, lăn sang bên cạnh, thuận thế lăn vào trong giường.

Ánh nến đỏ rực, tiếng cười trong giường chưa dứt, bóng nhánh cây bên ngoài chiếu lên khung cửa sổ, khe khẽ đong đưa.

**

Sau khi kết thúc, A Bảo được Lương Nguyên Kính ôm vào lòng, hai mắt ngẩn ngơ nhìn đăm đăm màn giường. Chừa lại chút tinh thần, thầm nghĩ quả nhiên nhóm nương tử Minh Thuý phường không có gạt nàng.

Nàng làm sớm chi? Uổng phí thời gian mấy năm nay.

Người sau lưng còn đang hôn nàng triền miên, A Bảo xoay người lại ôm chàng.

Lương Nguyên Kính vuốt tóc nàng, vươn ngón tay chải sợi tóc ướt đẫm mồ hôi của nàng.

“Em rất thích chàng.” A Bảo nói.

“Anh cũng vậy.”

A Bảo không nói gì chỉ chuyên tâm ôm chàng.

Đêm đầu đông yên tĩnh không tiếng động, ánh trăng như nước rọi vào thông qua cửa sổ, thả xuống mấy vết lốm đốm trong trên mặt đất trước giường. A Bảo nằm nghiêng người, mượn ánh trăng tạo nên màn kịch, trên giường thỉnh thoảng chiếu ra hình con chim ưng nhỏ, con thỏ dựng thẳng tai.

Lương Nguyên Kính ôm nàng từ sau lưng, nhìn nàng diễn trò.

Nàng tự mình chơi trong chốc lát, lại quay sang ôm lấy chàng, nắm bàn tay to lớn của chàng qua, nắn nắn lòng bàn tay và hổ khẩu của chàng.

“Tay chàng đẹp quá.” A Bảo nói.

Đặc biệt là khi cầm bút vẽ tranh trông còn đẹp hơn, ngón tay thon dài, gân cốt rõ rệt, tinh xảo nhưng lại không mất lực.

“Em cũng đẹp.”

Lương Nguyên Kính nắm lấy tay nàng áp vào lòng bàn tay mình, tay cả hai dán lên nhau một to một nhỏ. A Bảo kinh ngạc nhận ra tay mình nhỏ hơn chàng nhiều, đầu ngón tay nàng chỉ tới đốt thứ hai ngón tay của chàng.

“Không so vậy được,” A Bảo rút tay về, “So với chàng, tay em như tay con nít ấy.”

Nàng chui vào lòng của chàng, say mê hít hà, ôm eo chàng nói: “Trên người chàng thơm quá.”

Lương Nguyên Kính cười rầu rĩ, tiếng cười chấn động thông qua lồng ng.ực truyền vào lỗ tai của nàng, làm nàng thấy ngứa ngứa chút chút, đầu cọ qua cọ lại trên ngực chàng.

“Cười gì đó?” A Bảo ngẩng đầu hỏi.

Chàng vu.ốt ve đầu nàng, nói: “Em giống cún con quá.”

“Chàng mới là chó ấy!”

A Bảo cắn một cái lên vai chàng, Lương Nguyên Kính cười thành tiếng, vu.ốt ve đầu nàng, gãi gãi cho nàng.

Lúc này A Bảo mới nhả ra, thoải mái híp mắt, nhịn không được ủn ủn đầu vào tay chàng. Bỗng nhiên phản ứng lại mới thấy đúng thật bản thân giống cún lắm.

Kệ đi, sướng là được!

Lương Nguyên Kính cúi đầu hôn hôn lên lỗ tai nàng.

Dưới chăn, cả hai không chừa ra kẽ hở, vu.ốt ve da thịt lẫn nhau, đem lại cảm giác ấm áp ưa thích. A Bảo nằm gối lên trước ngực của Lương Nguyên Kính, tay phải ôm cổ chàng, chân đặt lên bụng chàng. Bởi vì thoải mái quá nên mới ngáp một cái.

“Mệt rồi à?” Lương Nguyên Kính hỏi.

“Không.”

“Vậy đang suy nghĩ cái gì?”

A Bảo cười, cả người nằm lật lên trên người chàng, nói: “Nghĩ về bức hoạ kia.”

Đôi tay nàng đỡ cằm giống như con mèo lười ghé vào người chàng.

Lương Nguyên Kính sợ nàng lạnh nên kéo chăn lên một chút, che đi vai lưng tr.ần tr.ụi của nàng.

“Bức hoạ kia làm sao?”

“Chàng vẽ nó hồi nào?” A Bảo tò mò hỏi.

Lương Nguyên Kính hít sâu một hơi, đè nén tạp niệm nảy lên từ sâu trong thân thể xuống, đáp: “Hi Hoà năm đầu tiên, mùng hai tháng mười.”

“Gì cơ?” A Bảo hết sức ngạc nhiên, “Chẳng phải là ngày đầu em tuyên chàng vào cung vẽ tranh đó sao?”

“Ừm.”

A Bảo quan sát sắc mặt của chàng, thận trọng hỏi: “Hôm ấy sau khi về nhà, chàng vẽ lại một bức nữa à?”

Lương Nguyên Kính gật đầu, chàng rũ mắt, thần sắc cô đơn, dường như không muốn nhắc tới việc này.

A Bảo hỏi: “Vì sao?”

Ngón tay Lương Nguyên Kính đặt lên đầu vai nàng hơi co rút lại, thản nhiên nói: “Không vì gì cả, chỉ muốn vẽ mà thôi.”

A Bảo nhíu mày, không rõ vì sao nàng lại cảm giác ra chàng không có nói thật, ít nhất là không nói ra toàn bộ sự thật.

Nàng cũng không muốn truy hỏi đến cùng, chỉ hỏi chàng sang câu hỏi này khác.

“Máu trên đó là của chàng à?”

“Đúng vậy.”

“Sao lại có?”

Lương Nguyên Kính hồi ức một lát: “Lúc đó anh mới khỏi bệnh nặng, ban đêm lỡ nhiễm hơi lạnh nên nôn ra ngụm máu dính lên tranh.”

A Bảo nhớ tới vết máu trên bức tranh, thầm nghĩ, e rằng không chỉ mỗi một ngụm đâu.

Nàng lo lắng sốt ruột: “Bệnh này của chàng nên thế nào mới phải đây? Có cách nào trị tận gốc không?”

Lương Nguyên Kính ôm nàng, mỉm cười nói: “Từ từ điều trị sẽ tốt thôi, không cần lo lắng. Buồn ngủ chưa? Muốn ngủ hay không?”

A Bảo không muốn ngủ, bởi vì ngủ cũng rất lãng phí thời gian. Nhưng sau khi thành người, nàng vẫn không khắc chế được bản năng đi vào giấc ngủ. Hơn nữa hô hấp khẽ khàng của Lương Nguyên Kính, hơi thở nóng hổi áp lên bên tai nàng, khiến nàng mơ màng sắp ngủ.

Chưa được bao lâu, nàng đã ngủ say rúc vào lòng chàng.

Chắc chắn sẽ không đánh thức được nàng nữa, Lương Nguyên Kính cẩn thận ôm nàng từ trên người mình xuống đặt ở bên giường, đắp chăn kín kẽ cho nàng xong mới khoác áo rời giường.

Đêm đã khuya, ngoài phòng tối đen lạnh lẽo thấm vào xương.

Chàng đi vào thư phòng, tìm ra bức tranh lúc trước, vươn cánh tay ra, không chút do dự hạ dao xuống rạch một nhát thật dài. Máu tươi từ đó chảy xuống dọc theo cánh tay, tí tách tí tách nhiễu lên giấy vẽ tan vào trong tranh. Ánh sáng đỏ chợt loé, sau đó không còn vết máu nào trên giấy Tuyên Thành trắng tuyết nữa.

Chàng đắp chút thuốc bột lên miệng vết thương, qua loa băng lại sau đó trở về phòng. Lên giường ôm A Bảo vào trong lòng ngực lần nữa, rồi hôn hôn nàng đi vào giấc ngủ.

Có lẽ do trước khi ngủ đã nhìn thấy máu tươi nên để lại cho chàng một giấc mộng cũ trong quá khứ.

**

Mùa thu năm Hữu An thứ hai, Lương Nguyên Kính rời khỏi thôn Lý gia, lên đường quay về Dương Châu.

Trên đường chàng đi chút dừng chút, tốn gần nửa năm mới du ngoạn vào đất Thục. Trên đường trở về chàng tận dụng luôn đêm tối, vào trước lập đông một ngày về đến Dương Châu.

Xa cách hơn một năm, thành Dương Châu cũng không có biến hoá gì lớn, vẫn mười dặm phồn hoa như gấm, tiếng cười nói có khắp nơi.

Phụ thân không phản đối chàng trở về, cũng không tỏ vẻ hoan nghênh, không còn như xưa bắt buộc chàng học hành thi đậu công danh nữa. Hoàn toàn thất vọng về chàng. Chỉ coi chàng như vật trang trí trong nhà.

Trong lúc chàng rời khỏi nhà, tam tỷ nhỏ nhất trong nhà đã nghị thân. Tỷ phu là Thông phán Hàng Châu Từ Viễn Sơn, mùa hè năm thứ hai sẽ xuất giá.

Sau khi về nhà, Lương Nguyên Kính thăm hỏi ân sư bạn tốt, người khác có hỏi chàng tạm trú bên ngoài một năm có tác phẩm mới nào không, chàng cũng chỉ cười cười.

Bức tranh mình vẽ dọc đường đã sớm đánh mất, không biết bị vị nào nhặt lấy, cũng không rõ sẽ giống như nương Lý Nhị Cẩu dùng tranh chàng lót chuồng gà làm giẻ lau hay không.

Nghĩ đến đây, chàng lại nhớ tới trời chạng vạng rám màu nọ, A Bảo đầu đầy lông gà chạy vào, hai tay chắp sau lưng, thần bí chớp mắt với chàng.

Ngay sau đó lại nhớ tới nàng cầm dao phay trong tay, người đầy sát khí lao ra từ phòng bếp, gào thét muốn chém đám người xấu Lý Nhị Cẩu.

Lương Nguyên Kính nhớ này nhớ nọ, khóe miệng bất giác ngầm cười, làm bạn bè phía đối diện chẳng hiểu gì.

Nhóm ca kỹ bên sông nhỏ Tần Hoài biết chàng đã về, xôn xa tới cửa mời chàng vẽ tranh cho mình. Khi chàng đang vẽ tranh cho vị nương tử Minh Thuý phường, nhìn chằm chằm bánh củ từ trên bàn nàng ấy, bỗng nhiên sơ ý làm lệch nét bút.

Vị nương tử nọ thấy thế thì cười: “Công tử đói bụng ạ? Đĩa điểm tâm này hơi cũ, nô gia gọi gã sai vặt đổi đĩa mới tới nhé?”

Lương Nguyên Kính lấy lại tinh thần, mỉm cười lắc đầu.

Chàng không có đói. Chàng chỉ nhớ tới tiểu cô nương tham ăn ở xa ngàm dặm kia thôi. Tiểu cô nương vừa thấy bánh ngọt hai mắt sẽ toả sáng. Không biết a ca có mua điểm tâm cho nàng ăn chưa, khi chàng rời đi đã để lại tiền cho họ, đủ để nàng mua bánh ngọt trong một năm.

Mùa đông qua đi, mùa hè năm Hữu An thứ ba đã đến.

Năm này mùa hè Giang Nam nóng bức bất thường, không rơi một giọt mưa nào, mực nước trong Hồ Tây Gầy giảm đi không ít.

Lương Nguyên Kính hộ tống tam tỷ xuất giá, ở lại Hàng Châu chừng mười ngày.

Vào buổi chiều giờ ngọ, mặt trời chói chang, chàng nằm nghỉ ngơi dưới lá chuối tây gặp mấy cơn ác mộng hoang đường, sợ tới mức hét lên tỉnh dậy. Đã quên hơn phân nửa tình cảnh trong mơ nhưng toàn thân ướt đẫm mồ hôi lạnh, trong lòng còn có chút sợ hãi.

Chàng đứng dậy quay về phòng thay quần áo. Lúc dạo bước đến phòng khách, nghe thấy anh rể đang cùng đồng liêu nói về tình hình hạn hán nghiêm trọng ở Xuyên Thục, còn gặp phải nạn châu chấu hiếm hoi. Hiện giờ Thành Đô đã có hơn hàng ngàn hàng vạn bá tánh chết đói, cứ thế xuất hiện tình trạng ‘người ăn thịt người’, ‘cha mẹ ăn con cái lẫn nhau’.

Chàng nghe vậy sợ hãi kinh hoàng, không rảnh giải thích nhiều với tam tỷ, thuê xe ngựa vội vã đến Thành Đô. Còn đem không ít hàng hoá gạo thóc theo.

Dọc đường đi, chàng gặp được rất nhiều lưu dân chạy nạn, quần áo họ tả tơi, vàng vọt xanh xao, đói đến mức người chỉ còn xương. Họ di chuyển theo từng đàn, thấy đồ ăn mắt bốc lên màu xanh biếc, tranh đoạt lẫn nhau. Trong hỗn loạn còn giẫm chết không người ít người, thoạt nhìn không giống người, ngược lại y như bầy dã thú kiếm ăn.

Lương Nguyên Kính cũng bị cướp bóc vài lần. Lương thực mang theo bị cướp sạch sẽ, cũng may không bị thương lên người. Một đường gian khổ chật vật rốt cuộc cũng trở lại thôn Lý gia, nhưng trong thôn đã sớm trống trơn, cảnh tượng tịch mịch.

Hồ sen hồi xưa chàng cùng A Bảo trộm hái đài sen đã khô cạn, không nhìn thấy sóng trong hồ, hoa sen sáng chói nữa, chỉ còn lòng sông khô nứt phơi bày dưới ánh mặt trời loá mắt.

Cây hoè to ngay cửa thôn chết vì héo, lá cây xum xuê đã bị người ta hái ăn sạch sẽ, kể cả vỏ cây cũng bị lột tách. Thôn Lý gia không còn bóng dáng nước non xanh biếc như trước nữa.

Lương Nguyên Kính đứng trong sân nhỏ Lý gia cảnh còn người mất. Trời cao rộng lớn vô ngần, trong nháy mắt máu trong người chàng đông cứng lại, toàn thân lạnh băng, hoa mắt chóng mặt.

Sau đó, chàng đi khắp nơi tìm người hỏi thăm huynh muội Lý Hùng. Chỉ tiếc huyện Thanh Thành gặp tai hoạ nghiêm trọng, Xuyên Thục đã trống trơ trống trọi, vất vả lắm mới gặp người quen ở trấn Lý gia. Người nọ nói cho chàng biết người trong thôn Lý gia đều chạy nạn đến Quan Trung cả rồi.

Chàng không rảnh lo nghỉ ngơi lấy sức, tiếp tục vó ngựa lên đường lên phía bắc. Trên đường phàm là gặp lưu dân tụ tập thành đàn, nhất định sẽ tiến lại hỏi thăm.

Chàng vẽ bức tranh hình A Bảo, đáng tiếc hỏi người qua đường ai ai cũng lắc đầu, chưa từng gặp tiểu cô nương nào như thế.

Từ mùa hè năm thứ hai đến cuối năm thứ ba, Lương Nguyên Kính vẫn luôn trằn trọc ở phương bắc. Dấu chân đặt qua Thái Nguyên, Chân định, Phượng Tường, Đồng Quan. Ngay cả biên giới giữa Đại Trần lẫn Tây Hạ cũng đi qua, trước sau đều không có tin tức.

Phụ thân thường xuyên gửi thư thúc giục chàng quay về nhà. Chàng cũng đã tới độ tuổi nghị định hôn sự. Trong nhà đã tìm vài vị tiểu nương tử ưa nhìn cho chàng. Nhưng chàng vẫn không thèm để ý tới, lựa chọn đến phương nam tìm thử.

Lần này đi, lại thêm hai năm.


Bạn đang đọc truyện trên truyencom.com