Ôm Lấy Mặt Trời

Chương 11



Trước khi đi, Sophia tặng chúng tôi mô hình xe điện nhỏ đặc trưng của Cảng Thành, khi chuyển động sẽ phát ra tiếng ding ding.



Để đáp lễ, Trân tỷ và tôi tặng cô ấy lụa thêu đặc sản Tô Thành và kem tuyết hoa đang thịnh hành ở nội địa.



Việc kinh doanh thuận lợi ngoài dự kiến.



Trân tỷ vung tay hào phóng, đưa tôi ngồi chuyến bay về đắt đỏ.



Lúc đến, chúng tôi đi thuyền, vé 93 tệ một tấm, tôi đã thấy là giá trên trời rồi.



Vì say sóng nôn đến tối tăm mặt mũi, Trân tỷ còn cười nhạo tôi là vịt cạn.



Không ngờ lúc về lại được ngồi máy bay vé 270 tệ một tấm.



Ở độ cao vạn trượng nhìn ra thế giới từ cửa sổ máy bay, mọi phiền não dường như trở nên nhỏ bé và dễ dàng.



Tôi cực kỳ yêu thích cảm giác tự do này.



24



Đêm giao thừa, trong tiếng pháo nổ vang lên không ngớt.



Chúng tôi ngồi trước chiếc TV đen trắng mà Trân tỷ bỏ đống tiền ra mua, xem Gala mừng xuân đầu tiên.



Kịch Hoàng Mai, tiểu phẩm "Ăn Gà", còn có nghệ sĩ Lý lão sư với giọng hát trong trẻo như chim sơn ca.



Trân tỷ vì không giành được đường dây điện thoại để yêu cầu bài hát mà hờn dỗi một lúc lâu.



Kết quả nghe được bài "Nỗi Nhớ Quê Hương" du dương uyển chuyển, như chạm đến tâm hồn.



Lại mang ghế đẩu nhỏ chen vào giữa chúng tôi, ngồi lì trước TV, lắng nghe một cách xuất thần.



Ra ngoài một năm, tôi cũng hơi nhớ nhà rồi.



Không nhịn được chạy ra ngoài, muốn gọi điện về Tô Thành, dù chỉ hỏi thăm tình hình gần đây của mọi người cũng được.



Tôi gọi đến tiệm tạp hóa đầu ngõ, rồi nhờ chủ tiệm gọi dì Tống đến nghe máy.



"An An, là con đó hả?!"



Xin chào. Tớ là Đồng Đồng. Đừng ăn cắp bản edit này đi đâu nhé!!!!

"Con ở bên đó thế nào?" Nghe tôi nói sống rất tốt, giọng dì Tống nghẹn ngào, lại không nhịn được trách móc, "Con bé này, ổn định rồi sao cũng không gọi điện về báo một tiếng, làm dì với chú Giang của con lo lắng mãi."



Cách đường dây điện thoại ngoằn ngoèo, tôi cũng có thể tưởng tượng ra dáng vẻ mắt hơi đỏ hoe của dì Tống ở đầu dây bên kia.



Cuối cùng vẫn phải hứa mỗi tháng gọi về một lần, lại cho bà địa chỉ hiện tại của tôi, mới dỗ được bà.



Tết Nguyên Đán kết thúc, cuộc sống đi làm bận rộn lại gấp gáp ập đến.



Tôi lại lần lượt giúp Trân tỷ đàm phán thành công thêm vài thương vụ.



Chị ấy nhìn trúng khả năng học hỏi của tôi, đặc biệt cho tôi đi học bổ túc văn hóa buổi tối.



[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn -

Trong một bữa tiệc ăn mừng, Trân tỷ chuốc tôi say bằng bia, biết được quá khứ của tôi ở Tô Thành.



Không biết trong lòng chị ấy nghĩ tôi đáng thương cỡ nào mà lại chủ động đề nghị chịu chi phí học bổ túc cho tôi.



Tôi từ chối đủ kiểu nhưng vẫn không lại được, cuối cùng chi phí chị chịu một nửa, tôi chịu một nửa.



Chị cười điểm vào mũi tôi: "Em biết gì chứ, tôi đây gọi là đầu tư!"



"Nếu em học xong bổ túc rồi chạy mất không làm nữa, xem tôi có cho em biết tay không!"



Tôi cười khì khì ngốc nghếch, ôm cánh tay chị ấy như một con ngốc.



25



Việc kinh doanh ngoại thương quần áo ngày càng phát đạt.



Chúng tôi không chỉ nhập hàng từ Cảng Thành, Sophia cũng để mắt đến lụa và đồ thêu tinh xảo của chúng tôi.



Và cả – lao động "giá rẻ".



Cô ấy cực kỳ có tầm nhìn khi đặt một lô trang phục nội địa, đưa ra cho chúng tôi một mức giá không thể từ chối.



Tôi và Trân tỷ hơi lo lắng: "Thật sự sẽ có thị trường sao?"



Sophia cười vuốt ve những tấm lụa mềm mại đó: "Yên tâm! Quần áo bình thường bán sang Đông Nam Á, lụa bán cho thị trường cao cấp, hàng của các cô vừa đẹp vừa rẻ, chất lượng lại tốt, tôi tha hồ mà kiếm lời!"





Trân tỷ dần dần giao bớt quyền lực trong tay mình cho những nhân viên có năng lực ban đầu đi theo bà trong xưởng.



Còn tôi, đương nhiên phụ trách mảng ngoại thương.



Thường ngày chủ yếu liên lạc với Sophia và những người khác, đồng thời khai thác thị trường mới.



Mấy bà chủ nhỏ chúng tôi bận tối mắt tối mũi.



Trân tỷ mê trai quên bạn, vậy mà lại để ý một tay buôn trung gian tên là Cường Ca.



Chà.



Tám múi bụng, da màu lúa mạch, vẻ ngoài rắn rỏi.



Bà chủ nhỏ giàu có Trân Trân này rục rịch hành động.



Chưa đầy ba tháng đã cưa đổ người ta, thu phục răm rắp.



Thỉnh thoảng lại gọi đến xưởng giúp chúng tôi chuyển hàng, thu hút bao ánh mắt ngưỡng mộ ghen tị.



Trân tỷ vuốt tóc, buông một câu nhẹ bẫng "Tăng lương".



Thế là chẳng ai nhìn Cường Ca nữa, chỉ hận không thể quỳ rạp dưới váy đỏ của Trân tỷ, ôm chân chị hét lớn “chị ơi xin hãy thương em đây này”.





 


Bạn đang đọc truyện trên truyencom.com