Nơi Khói Lửa Tàn Lụi Là Nơi Non Sông Gấm Vóc

Chương 10



19

 

"Những người vô sản mất đi trong cuộc cách mạng này chỉ là xiềng xích, họ sẽ có được cả thế giới.

 

"Toàn thế giới vô sản, đoàn kết lại."

 

Lúc tôi tỉnh lại, tiếng gấp sách vừa mới rơi xuống.

 

Mấy ngày nay trời đều nắng đẹp.

 

Ban đầu Trần Lý sẽ dìu tôi ra ban công, sau này tôi cũng có thể tự mình mò mẫm đi được.

 

Ánh nắng chiếu lên mặt tôi, bao nhiêu ngày qua, tôi thường đứng ở đó cả một ngày dài.

 

Sau khi mắt không nhìn thấy nữa, tôi đặc biệt muốn nhìn thấy ánh sáng, hoặc là sau khi đã trải qua cái lạnh lẽo khi bị chôn vùi dưới đất, tôi bắt đầu khao khát sự ấm áp một cách quá đáng.

 

Có rất nhiều người đã đến thăm tôi.

 

Trần Lý, Chử Nghiên, Vệ Lãng mà tôi tưởng đã chớt và người liên lạc của tôi.

 

Người cha đã mất liên lạc sáu năm cũng có tin tức.

 

Trong một lần liên lạc với cấp trên, ông đã bị theo dõi, mấy viên đạn găm vào người ông, người Nhật treo ông thoi thóp trên đường phố, để người dân ra nhận dạng.

 

Các đồng chí chỉ có thể trơ mắt nhìn ông nằm đó, rồi máo cạn mà chớt.

 

Sau khi th.i th.ể của cha được mang đi, trên con đường lát đá xanh có một dòng chữ viết bằng máo.

 

"Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh."

 

Tôi ngẩng đầu, nước mắt rơi xuống cuốn sổ của anh cả trong tay, làm ướt những trang giấy mỏng.

 

Họ nói ở trang cuối của cuốn nhật ký có một dãy mật mã ẩn, sau khi đối chiếu với bản gốc mật mã của Bộ 32, đó là danh sách 12 đặc công Hán gian ẩn náu trong nội bộ tổ chức.

 

Đó là thứ cuối cùng anh cả để lại cho đất nước này trước khi mất.

...

 

Trần Lý đến từ biệt tôi.

 

Vệ Lãng và Chử Nghiên đã đi thực hiện nhiệm vụ mới, và nhờ anh ấy gửi lời hỏi thăm tôi.

 

Anh ấy đã sắp xếp cho tôi một chỗ ở mới, một căn nhà trong sân ở đường Trí Tri, khu đó rất náo nhiệt, cuộc sống của tôi sẽ thuận tiện hơn.

 

Lúc Trần Lý rời đi, tôi hỏi anh ấy: "Còn đến thăm tôi nữa không?"

 

Anh ấy dừng lại một chút, đáp lại tôi: "Sẽ."

 

"Khi nào?"

 

"Khi vạn nhà đoàn viên."

 

Đến đây, tất cả những người tôi quen biết, những người tôi quan tâm, đều đã trực tiếp hoặc gián tiếp từ biệt tôi.

 

Chỉ có Hạ Châu Thành.

 

Chỉ có hắn, không để lại cho tôi bất cứ thứ gì.

...

 

Tôi không dám tin, dù cho đêm đó khi xẻng đất cuối cùng phủ lên người tôi, tôi đã nghe rất rõ tiếng nổ lớn ở phía xa, và câu nói buột miệng của tên người Nhật bên ngoài: "Là phủ Đốc quân."

 

Dù cho khi tôi tỉnh lại, Trần Lý đã từng đưa tôi đến khu phế tích đó, và hai tay tôi đã rõ ràng chạm phải những bức tường đổ nát.

 

Hạ Châu Thành chớt rồi.

 

Trước đó, hắn đã chuyển quân Dục Bắc vào quân của Lâm Trường Sơn ở Dục Nam.

 

Cùng với mấy vị phó Đốc quân, họ đã vây khốn Matsui Kenki và một đám đặc vụ Nhật Bản trong phủ Đốc quân, sau đó cho nổ tung những quả b.o.m đã gài sẵn.

 

Trần Lý nói lúc Hạ Châu Thành gửi cuốn sổ của anh cả đến Bộ 32 đã để lại một câu.

 

Khắc ngay trên nền đất vàng, một câu nói đơn giản mà lại vô cùng nặng nề.

 

"Đây cũng là đất nước của tôi."

...

 

20

 

Tuyết ở Dục Bắc đã tan.

 

Khi mùa xuân đến, tôi biết tin Lâm Trường Sơn đã gia nhập tổ chức, quân lính dưới trướng ông tự nguyện ở lại hoặc rời đi.

 

Trong sân nắng rất đẹp, còn có một cây đào.

 

Khi trời ấm áp, tôi thường ngồi dưới gốc cây phơi nắng.

 

Bên cạnh nhà tôi là một cặp vợ chồng già, mỗi buổi sáng đánh thức tôi dậy, đều là tiếng xoong nồi bát đĩa nhà họ.

 

Họ thường xuyên cãi nhau, bà cụ hễ tức giận là lại bỏ bê không nấu cơm, lúc này ông cụ sẽ ra phố mua hai bát hoành thánh, khi đi ngang qua cửa nhà tôi, sẽ dùng giọng nói sang sảng gọi tôi một tiếng: "Tiểu Tống, ăn chưa?"

 

Bà cụ mua mấy con gà con, mỗi ngày bà đều đứng bên tường "cục cục cục" gọi chúng.

 

Các tềnh iu bấm theo dõi kênh để đọc được những bộ truyện hay ho nhen. Iu thương
FB: Vệ Gia Ý/ U Huyễn Mộng Ý

Sau đợt rét nàng Bân qua đi, hai ông bà lại cãi nhau.

 

Ông cụ vẫn như thường lệ đi mua hoành thánh, lúc đi ngang qua cửa nhà tôi, vẫn như thường lệ gọi một tiếng: "Tiểu Tống, ăn chưa."

 

"Ăn rồi ạ, ông lại đi mua hoành thánh đấy à?"

 

Ông cụ cười sang sảng: "Để đám trẻ cười cho!”

 

"Mà này Tiểu Tống, cái người mỗi ngày đều đặt hoa hồng đỏ trước cửa nhà cô là ai thế?”

 

"Cũng không thấy cô mang vào nhà bao giờ, hoa héo hết cả rồi..."

 

Tiếng bước chân ông cụ xa dần, sau đó là tiếng ông dùng hoành thánh dỗ dành bà cụ.

 

Hình như bao nhiêu ngày qua, dù họ có cãi nhau đến mức nào, chỉ cần hai bát hoành thánh là có thể làm lành như xưa.

 

Tôi chống gậy mò mẫm ra cửa.

 

Hôm nay vẫn là một cành, đặt chồng lên những cành hoa đã khô héo.

 

Hơn hai tháng nay, người này chưa từng bỏ sót một ngày nào.

 

Tôi không biết là ai, cũng không muốn tìm hiểu.

 

Nhưng thời gian dài, rồi cũng sẽ có lúc chạm mặt.

 

Hôm đó ra phố đi dạo một vòng, lúc trở về thì va phải người đó.

 

Mùi hương hoa hồng vẫn còn vương trên người anh ta, người đàn ông đỡ lấy tôi suýt chút nữa thì ngã, khẽ nói một tiếng xin lỗi.

 

Tôi gật đầu, lướt qua người anh ta rời đi.

 

Bà cụ thường hỏi tôi có phải đang đợi ai không.

 

Mà tôi chỉ lắc đầu, rồi nói với bà, tôi đang đợi một tin tức.

 

Đợi một tin tức vạn nhà đoàn viên.

...

 

Một năm lại trôi qua, Dục Bắc lại bước vào mùa đông dài đằng đẵng.

 

Đàn gà con bà cụ nuôi đã lớn, ông cụ không được sự đồng ý của bà đã giớt một con.

 

Buổi tối, ông cụ đi ngang qua cửa nhà tôi.

 

"Tiểu Tống, ăn chưa."

 

Lần này họ không làm lành.

 

[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.net.vn -

Giận dỗi nhau mấy ngày, cho đến khi bà cụ ngã bệnh không dậy nổi.

 

Bà cụ không qua khỏi mùa đông này.

 

Căn nhà nhỏ trong sân im lặng hai ngày, sau đó ông cụ bắt đầu học nấu ăn, mấy con gà còn lại cũng được nuôi nấng cẩn thận.

 

Ông không bao giờ đi mua hoành thánh nữa, nhưng mỗi buổi chiều tối vẫn cách tường gọi tôi một tiếng.

 

"Tiểu Tống, ăn chưa."

 

Cứ như vậy trôi qua hết năm này đến năm khác, hoa hồng trước cửa vẫn mỗi ngày một cành, héo úa rồi bị gió thổi bay đi, sau đó lại được thay bằng cành mới.

 

Mùa xuân năm 45, ông cụ ngã bệnh trên giường.

 

Ý thức ông luôn không tỉnh táo, chỉ lẩm bẩm gọi: "Bà nó ơi, đợi tôi."

 

Một ngày nào đó sau này, ông nắm lấy tay tôi, gọi một tiếng: "Tiểu Tống".

 

Hôm đó ông đã nói với tôi rất nhiều.

 

Hai ông bà cả đời sinh được bốn người con, đủ cả nếp cả tẻ.

 

Nhưng chiến tranh bùng nổ, họ lần lượt ra trận, đi biền biệt mười mấy năm.

 

"Tiểu Tống à, lúc còn sống bà nó thường hỏi cô có phải đang đợi ai không...”

 

"Thực ra chúng tôi cũng đang đợi, đợi con cái chúng tôi về nhà.”

 

"Nhưng chúng tôi không đợi được nữa rồi, không đợi được, con cái của chúng tôi nữa rồi."

 

Tôi quỳ trước giường, nắm c.h.ặ.t t.a.y ông, hết lần này đến lần khác nói với ông: "Sẽ đợi được. Nhất định sẽ đợi được."

 

Ông cụ cười cười, giọng nói không còn sang sảng như ngày xưa.

 

"Tiểu Tống à, lão già này không làm phiền cô nữa.

 

"Cái cậu thanh niên tặng hoa cho cô ấy, đừng để người ta đợi lâu quá.

 

"Tiểu Tống à, sau này mỗi ngày đều phải...

 

"Ăn cơm cho tử tế."

...

 

Tôi tìm người chôn cất ông bà cụ cùng nhau.

 

Ra đầu phố mua hai bát hoành thánh đặt trước mộ, rồi khẽ dặn dò.

 

"Đừng cãi nhau nữa nhé."

 

Lúc khóa cửa sân nhà họ, có cánh hoa bị gió thổi qua, lướt qua má, rơi xuống tay tôi.

 

Vào mùa xuân, vào mùa hoa đào nở rộ.

 

Những người thân khi còn sống chưa từng gặp mặt, cuối cùng sẽ ở một thế giới khác, lại một lần nữa đoàn tụ.

...

 

Ngày 15 tháng 8 năm 1945, trên phố người ta gõ trống khua chiêng, pháo nổ vang trời.

 

Những đứa trẻ bán báo đi khắp hang cùng ngõ hẻm, cùng hô vang một câu: "Nhật Bản tuyên bố đầu hàng vô điều kiện."

 

Tôi ngồi ngoài cửa đợi đến chiều tối, đợi người tặng hoa.

 

Tiếng bước chân của người đàn ông dừng lại bên cạnh tôi, rất lâu, không rời đi.

 

Tôi cúi đầu, quen thuộc mò mẫm lấy cành hồng được đặt trên đất, hỏi anh ta.

 

"Anh có quen Hạ Châu Thành không?"

 

Giọng nói trầm thấp truyền vào tai.

 

"Anh ấy đặt hoa hồng đỏ ở chỗ tôi."

 

Tôi đã sớm biết.

 

Từ ngày hôm đó tôi va phải anh ta, và khi anh ta nói với tôi câu xin lỗi đó, tôi đã biết.

 

Anh ta không phải là người tôi đợi, cũng không phải là cậu thanh niên tặng hoa cho tôi.

 

"Tống tiểu thư, hoa hồng giao đến hôm nay, chính là cành cuối cùng rồi.”

 

"Có một câu, muốn chuyển lời đến cô."

 

Ký ức dường như quay trở lại rất lâu về trước, Hạ Châu Thành đưa s.ú.n.g vào tay tôi, thả tôi rời khỏi phủ Đốc quân.

 

Hắn ẩn mình trong bóng tối, tôi đứng dưới ánh mặt trời.

 

Tôi quay người nhìn hắn, mà hắn mở miệng, giọng nói lại bị gió thổi tan.

 

Có tiếng nói vang lên bên tai.

 

Không phải Hạ Châu Thành, mà cũng chính là Hạ Châu Thành.

 

Hắn nói:

 

"Nơi khói lửa này tàn lụi...”

 

"Chắc chắn là non sông gấm vóc."

 

Chắc chắn là, non sông gấm vóc.

 

21

 

Một ngày trước giao thừa, sau khi Hạ Châu Thành ra khỏi phòng tra tấn của người Nhật, đã mua căn nhà nhỏ này ở đường Trí Tri.

 

Sân nhà hướng Nam, hẳn sẽ rất ấm áp, bên tường còn có một cây đào, giống hệt như căn nhà Tống Dữ Tranh ao ước khi còn trẻ.

 

Lúc đó Tống Dữ Tranh thường nói với hắn, nếu họ thực sự kết hôn, cô muốn một căn nhà nhỏ có sân hướng ra mặt trời, có cây đào.

 

Hạ Châu Thành cảm thấy, cô hẳn sẽ rất thích nơi này.

 

Sau đó, hắn bước vào một tiệm hoa.

 

Chủ tiệm hoa là một người đàn ông, tên là Trần A Thất.

 

Thiếu một cánh tay, nhưng không hề ảnh hưởng đến tốc độ gói hoa của anh ta.

...

 

Hạ Châu Thành hỏi: "Tiệm hoa mở đến khi nào?"

 

Trần A Thất đáp: "Khi giặc Nhật rút lui, cố nhân trở về."

 

Hạ Châu Thành đưa cho anh ta một địa chỉ, và tiền đặt cọc hoa.

 

"Mỗi ngày một cành hồng đỏ, làm phiền đừng quấy rầy cô ấy."

 

Trần A Thất ghi địa chỉ vào sổ, nhìn số tiền đặt cọc nhiều đến mức vô lý, anh ta ngẩng đầu hỏi: "Hoa hồng giao đến khi nào?"

 

Người đàn ông chỉ cười, rồi đáp lại anh ta một câu.

 

"Khi giặc Nhật rút lui, cố nhân trở về."

...

 

Lúc Hạ Châu Thành xoay người, ngoài cửa có một chùm pháo hoa nở rộ, thắp sáng nửa bầu trời đêm.

 

Đất nước chìm trong khói lửa, dân tộc lâm nguy, trong thời đại chiến tranh loạn lạc, pháo hoa vẫn đẹp đến kinh ngạc.

 

Hắn lẩm bẩm một mình.

 

"Nơi khói lửa này tàn lụi, chắc chắn sẽ là non sông gấm vóc."

 

(Toàn văn hoàn)


Bạn đang đọc truyện trên truyencom.com