“Giờ bà có nói bậy cũng đành. Nhưng chờ A Vu tỉnh lại, không được phép nói thêm lời điên rồ nào nữa!”
Bà ta trừng mắt:
“Là A Vu đưa rượu cho Sĩ Trai uống! Nếu không có nó, con ta đâu đến nỗi mất mạng oan uổng!”
Ông quát lớn:
“Khương Tố!” – Lão hầu gia quát bà, giọng nghiêm khắc, “Bà chớ quên, A Vu đang mang trong mình cốt nhục duy nhất của Sĩ Trai! Cuộc hôn nhân này, vốn là Sĩ Trai phụ nàng trước! Nàng là đích nữ phủ Quốc công, há phải hạng nha hoàn mặc cho bà muốn lập quy củ thế nào thì lập?”
“Bà nên thấy may mắn là A Vu không uống chén rượu kia cùng Sĩ Trai!” – Giọng của lão hầu gia vang dội, từng chữ rành rọt.
Một hồi lâu, mẹ chồng mới gục xuống khóc lóc thảm thiết:
“Nếu biết trước thế này… năm ấy ta đã không đón Tương Dao về phủ…”
Vị Đô úy kia chỉ lãnh đạm nói vài câu an ủi, rồi mang kết luận hồi cung bẩm báo.
Sau khi ta tỉnh lại, mẹ chồng cẩn thận mà dè dặt nắm tay ta, không dám lộ nửa phần oán trách.
Sợ rằng ta nhìn ra tỳ vết, lại khiến phủ Quốc Công thừa nước đục thả câu.
Từ ngày ấy, ta trở thành quý phụ trẻ tuổi nhất trong đám mệnh phụ ở Thịnh Kinh.
Ta viện cớ thương tâm quá độ, động đến thai khí, xin ở lại Trúc Minh viện an dưỡng.
Những vật phẩm trên giá bát bảo đều bị mẹ chồng sai người chuyển đi nơi khác.
An Nam hầu phủ thì bận rộn lo tang sự cho Triệu Sĩ Trai.
Dù ta là chính thê, nhưng lại đang hoài thai hơn bốn tháng, không ai dám khiến ta vất vả lúc này.
Thế nên, Trúc Minh viện của ta liền trở thành nơi thanh tĩnh nhất cả phủ.
Cẩm Tâm kể:
“Chuyện xảy ra trong phủ đã truyền ra ngoài.”
“Giờ đây ngoài kia đều chê cười hầu gia, nói ngài ấy không kính chính thê, lại còn sủng thiếp diệt thê, thậm chí còn cùng biểu muội dây dưa bất minh, kết quả là cả thị thiếp và biểu muội tranh sủng mà chết, một lần mất ba mạng, đúng là quả báo nhãn tiền.”
“Lại có người cảm thán: Tiểu thư của phủ Quốc Công, trời sinh đức hạnh hiền hòa, đáng tiếc gả nhầm trượng phu. May mắn ông trời có mắt, giữ được tính mạng của nàng. Nay tuy làm quả phụ, nhưng còn lưu lại hài tử trong bụng, tương lai vẫn còn hy vọng.”
Cẩm Tâm lại nói:
“Lão phu nhân nghe được những lời ấy, lặng lẽ khóc một trận. Sau đó lại lén nói với Lý ma ma rằng, chờ xong tang lễ, sẽ đem cả hầu phủ giao cho tiểu thư quản lý. Bà tự thấy mình đã không còn mặt mũi đối diện các quý phu nhân ở Thịnh Kinh này nữa.”
Ta đưa tay xoa bụng, nhẹ nhàng gật đầu.
Điều đó có nghĩa là:
Từ nay về sau, hầu phủ này là của ta, do ta định đoạt.
Cũng có nghĩa là:
Lần này, ta có thể quang minh chính đại, thay thế toàn bộ người trong phủ bằng tâm phúc của mình.
Đến rằm tháng Giêng, Triệu Sĩ Trai chính thức nhập thổ.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.net.vn -
Ngự tiền thái giám truyền đến thánh chỉ:
Khen ta hiền lương đức độ, đưa đến vô số ban thưởng, đồng thời sắc phong ta làm "An Nam phu nhân".
Phong hiệu này, có phẩm cấp vượt cả mẹ chồng ta.
Từ nay về sau, ngoại trừ những phi tần trong cung, công chúa hoàng thất, cùng các phu nhân của vương gia, thì trong cả Thịnh Kinh này, không ai cao quý bằng ta.
Sau khi Triệu Sĩ Trai được hạ táng, mẫu thân ta – Quốc công phu nhân – đến thăm ta.
Bà nắm tay ta, ân cần nói:
“A Vu ngoan của ta, con đã chịu khổ nhiều rồi. Sao không sớm gửi thư về cho chúng ta chứ?”
Truyện được dịch và đăng tải bởi Diệp Gia Gia
“Ta và phụ thân con sau khi biết việc Triệu Sĩ Trai làm, liền sai ca ca con tiến cung khóc lóc tố cáo với bệ hạ, may mà Trần đô úy lúc ấy cũng có mặt, hắn đã thay con lên tiếng đấy.”
“Nhờ vậy mới có được đạo thánh chỉ này chống lưng cho con. Về sau, có sắc phong của hoàng thượng, lại có phủ Quốc Công che chở, con ở phủ An Nam hầu này… dù muốn bước ngang mà đi cũng chẳng ai dám cản!”
Ta là một quả phụ — Nhưng từ hôm ấy trở đi, ta là quả phụ tôn quý nhất chốn Thịnh Kinh.
…
Về sau, mỗi năm đến ngày giỗ, ta đều đích thân viết bát tự sinh thần của Triệu Sĩ Trai lên giấy, đốt cùng với hương đèn vàng mã.
Chỉ là…ta không còn nhớ rõ hắn sinh vào mồng tám hay mồng chín tháng Năm, vì vậy năm nào ta cũng viết là mồng bảy tháng Năm.
Ngày thường, ta sống tiêu d.a.o vui vẻ, không buồn không lo, duy chỉ đến ngày viết bát tự sinh thần cho Triệu Sĩ Trai ấy, ta mới lại nhớ đến mối hận trong lòng đối với hắn.
Hai mươi năm sau, nhi tử của ta đã trưởng thành.
Phụ thân ta và lão hầu gia cùng nhau dâng sớ xin thay cho nó được kế thừa tước vị.
Cuối cùng, nó được sắc phong làm tiểu hầu gia của An Nam hầu phủ.
Từ lúc ấy, ta đem việc viết bát tự hằng năm giao lại cho nó, nó cũng viết là mồng bảy tháng Năm.
Năm mươi năm trôi qua, ta đã già.
Đột nhiên một ngày nọ, ta mộng thấy Triệu Sĩ Trai.
Trong mộng, hắn nhỏ giọng oán trách ta:
“A Vu à, nàng hỏi thử đám hạ nhân lo hương khói tế lễ ấy có phải ngoài mặt nghe lời nhưng trong bụng lười biếng không? Nếu không, thì suốt bao năm nay ta ở âm ty, sao chẳng nhận được gì cả vậy?”
Ta đáp: “Được, ta sẽ giúp ngươi hỏi lại.”
Hắn cảm động nói: “Ta biết mà, A Vu đối xử với ta là tốt nhất.”
Sáng hôm sau, lại là ngày giỗ của hắn.
Cháu trai ta cầm một tờ giấy có viết bát tự sinh thần, mang đến hỏi:
“Thưa tổ mẫu, phụ thân bảo cháu viết bát tự sinh thần của tổ phụ, tổ mẫu xem cháu có viết sai không?”
Ta nhìn tờ giấy kia, thấy trên đó viết: mồng bảy tháng Năm.