Mồng Một Tết, họ hàng láng giềng lần lượt đến nhà chúc Tết. Ngoài việc chúc mừng Cao Phương mới cưới, thì lời nói ẩn ý của họ đều xoay quanh chuyện hỏi thăm tôi sống ở Dương Thành thế nào.
Tôi vừa đánh mạt chược vừa ăn hạt dưa, nửa thật nửa đùa mà ứng đối lời người ta.
Đợi đến khi khách khứa ra về, mặt ba tôi đầy vẻ khó chịu, ông tắt tivi, đóng cửa vào phòng ngủ.
Mẹ tôi lại bắt đầu cằn nhằn.
“Con nghỉ việc làm gì, ở Dương Thành công việc cũng chẳng tốt đẹp gì. Em con cưới vợ rồi, con còn không chịu lấy chồng…”
“Rồi sao nữa?”
Mẹ tôi nghẹn họng, nhưng vẫn cứng cổ nói:
“Mẹ nhờ người giới thiệu đối tượng cho con, nếu thấy hợp thì sau Tết đừng quay lại Dương Thành nữa.”
Tôi cười mỉa, cười đến nhún vai đạp chân, cực kỳ khinh thường, rồi đưa cho mẹ tôi hai ngàn đồng.
Mắt mẹ tôi trừng to, tròn xoe.
“Xưởng mình thế nào, mẹ không biết chắc? Con mà dám khoe mình kiếm được tiền à?
“Trước đây chưa có gì, đi xem mắt còn dám giới thiệu cho con một thằng lưu manh biến thái! Giờ con có chút tiền, chẳng phải bị bọn lắm chuyện trong xưởng đồn là bị người bao nuôi à?
“Cao Phương dám lấy vợ là vì còn có ba mẹ đứng sau lưng lo cho nó! Con mà lấy chồng, sống không tốt thì ngay cả về nhà nằm dưới đất cũng không có quyền! Lấy chồng gì chứ, chẳng phải mẹ vốn dĩ không coi con là người sao? Mới nói ra được mấy lời này!”
Mẹ tôi run rẩy môi, lấy tay che mặt, chạy vào phòng Cao Phương khóc.
Hừ!
Mới thế mà đã không chịu được ấm ức rồi.
Khóc thì cứ khóc, nhưng cũng không quên cầm hết tiền đi.
Cao Phương và em dâu đứng bên cạnh không dám hé răng.
Tôi không khách sáo chìa tay ra với Cao Phương:
“Trả tiền đây, tiền vé xe của chị mày cũng trong đó đấy. Thật tưởng tôi sau Tết còn ở lại nhà này nằm dưới đất à?”
Tôi đương nhiên không đưa hết tiền cho mẹ.
Nhưng tôi nhất định phải đòi từ tay Cao Phương.
Có cho có nhận, cậu ta mới hiểu được hai ngàn kia không phải tự nhiên mà có.
~Truyện được đăng bởi Lộn Xộn page~
11
Mùng Ba Tết, tôi đã quay lại Quảng Châu.
Đường đi mất hai ngày, mùng Bảy khai trương, tôi cũng không muốn bỏ lỡ lộc đầu năm.
Từ sau khi thấy tôi rút tiền, Cao Phương cười nịnh như chó vẫy đuôi.
Nghĩ đến việc cả năm không phải nhìn mặt người nhà, tôi cũng vui vẻ mà nở nụ cười với Cao Phương.
Lúc giúp tôi xách hành lý, cậu ta nói:
“Chị à, xưởng ngày càng làm ăn kém, hay là em cũng nghỉ, theo chị đến...”
Tôi chỉ tay về phía xa, nơi bố mẹ đang đứng.
“Em muốn chị lấy mạng bố mẹ chắc?”
Cao Phương sững người.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn -
“Chẳng phải em chính là mạng sống của bố mẹ sao? Mẹ hy sinh bản thân để giữ lại công việc cho em, cả nhà giờ đều trông vào em đó.”
Tôi lại chỉ sang em dâu.
“Vợ em trẻ đẹp như thế, em nỡ bỏ cô ấy sao?
“Em chắc chắn vừa đến Quảng Châu là kiếm được nhiều tiền ngay?
“Nếu em làm không nổi, thì sự hy sinh của cả đám chị em mình còn có ý nghĩa gì?”
Chỉ cần ba câu, tôi đã đóng đinh Cao Phương ở lại quê nhà.
Cũng chính khoảnh khắc đó, tôi mới dần hiểu ra, cái gọi là thiên vị thật ra cũng là một kiểu xiềng xích.
Cao Phương cúi đầu, mắt đỏ hoe, nói: “Chị, vậy chị nhớ giữ gìn sức khỏe!”
Tôi cười nhẹ:
“Chị chẳng ràng buộc ai, là một cọng cỏ tự do, chẳng phải càng nên biết giữ gìn bản thân sao?”
Cao Phương có phần kinh ngạc, lại có chút áy náy.
Nhưng chẳng bao lâu đã chìm vào nỗi bất lực và mơ hồ về tương lai của chính mình.
12
Kiếp trước, sau khi tôi lấy Cô Duy, chúng tôi không lập tức đến Dương Thành làm ăn.
Sau khi cả hai bị cho nghỉ việc, chúng tôi chọn ở gần nhà mở sạp bán đồ ăn vặt.
Sau đó để tăng thu nhập, chúng tôi dựng một chiếc xe ba bánh, rong ruổi khắp phố bán mì xào, cơm chiên.
Lúc con trai lớn còn chập chững tập đi, chúng tôi đã có thể thuê được một cửa hàng nhỏ, chuyên bán cháo hầm trong niêu đất đặc sản.
Bày bàn bày ghế, không còn chịu cảnh nắng gió mưa dầm, có mái che đầu.
Về sau, Cao Phương dẫn vợ đến trước mặt tôi khóc lóc, nói nhà máy không phát lương, cuộc sống khó khăn.
Tôi tốt bụng dạy họ cách bán cơm hộp xào nóng bằng xe ba bánh.
Cao Phương làm theo.
Buôn bán không được thuận lợi như chúng tôi lúc đầu, nhưng cuối cùng cũng tích góp được chút tiền.
Sau đó, họ lại nhận được tiền giúp đỡ từ bố mẹ, cũng mở được một cửa hàng nhỏ.
Cửa hàng của Cao Phương vừa mở được một tuần, khách đông nghịt, không còn chỗ ngồi, trong khi cửa tiệm của chúng tôi dần trở nên vắng vẻ.
Cho đến một ngày, Cô Duy lần đầu tiên ra tay đánh tôi.
Anh ta vừa đánh, vừa mắng tôi muốn hại c.h.ế.t cả nhà chúng tôi.
Con trai lớn chỉ biết trốn ở một góc trong cửa tiệm, vừa khóc vừa la.
Lúc đó tôi mới hiểu ra:
Nửa năm trước, em dâu từng đến cửa tiệm nhỏ của chúng tôi giúp đỡ, đã học lỏm được tay nghề nấu cháo niêu, sau đó cải tiến và biến thành món độc quyền của tiệm nhà cô ta.
Thêm vào đó, cửa tiệm của họ được sửa sang mới hơn, lại biết cách giảm giá, khuyến mãi, và kết hợp combo.
Khách quen tất nhiên đều muốn đến chỗ họ.
Trớ trêu thay, tiệm mới của Cao Phương nằm ngay đầu phố, còn tiệm nhà tôi lại ở cuối phố.