Huy Mộng

Chương 4



Đức Khải công là người từ Tích Khê chuyển đến.

Nghe nói ông ấy từng làm quan rất lớn, khi về già muốn an hưởng tuổi già, nên đã định cư ở thôn Trạng Nguyên.

Nhà của Đức Khải công rất lớn, là một ngôi nhà ba gian kiểu Huy Châu.

Bên trong có núi giả, hoa cỏ, còn có tường đầu ngựa cao cao.

Trong nhà của Đức Khải công dạy người ta học hành, ta và A Thanh tẩu đi ngang qua thường nghe thấy tiếng đọc sách vang vang.

Những người học thường là con trai, sau này lại có thêm ta.

Nguyên nhân là do A Thanh tẩu và Đức Khải công đã nói chuyện một hồi lâu.

Lúc đó, ta đang ngồi ở sân trước, đếm những con kiến trên mặt đất, thì có một cậu bé đi ngang qua.

Gió lạnh bắt đầu thổi, nhưng hắn mặc rất mỏng manh, trông như một cây trúc mảnh khảnh.

Hắn hỏi ta: "Ngươi ngồi đây làm gì vậy?"

Ta nói: "Ta đang xem nhân, nghĩa, lễ, trí, tín."

"Nhân nghĩa lễ trí tín, là ngươi đặt tên cho những con kiến này sao?"

Hắn rất thông minh.

Người khác nghe ta nói chỉ biết cười nhạo ta ngốc nghếch, nhưng hắn lại hiểu ngay.

Ta rất hài lòng, gật đầu: "Đúng vậy."

Hắn cười, ánh mắt lấp lánh: "Gian xảo."

Sau này, ta biết hắn tên là Diệp Minh Trăn.

Khi học, bàn học của ta đặt ngay sau lưng hắn.

Đức Khải công cộng gọi hắn là "Bác Như", bảo hắn dạy ta học.

Hắn rất ngoan, từng việc đều làm theo, nhưng ta lại nhìn thấy chiếc áo vá và đôi giày rơm rách của hắn từ khe bàn học.

Hắn cũng như ta, đều rất nghèo.

Nhưng ta có A Thanh tẩu yêu thương, a tẩu tuy không nói ra, nhưng vẫn buộc tóc cho ta, nhường cho ta quả trứng duy nhất, vào mùa đông sẽ làm áo bông cho ta, mùa hè thì vớt dưa hấu từ nước giếng lên cho ta.

Mẫu thân của Diệp Minh Trăn không đối xử tốt với hắn, chỉ hy vọng hắn học hành để làm quan, kiếm cái cáo mệnh cho mình.

Thời tiết mùa đông lạnh giá, mọi người đều về nhà, chỉ có hắn vẫn ở lại trong lớp học.

Đức Khải công chỉ quản việc học của hắn, không quan tâm đến cuộc sống hàng ngày của hắn.

Lúc đó, ta không hiểu, chỉ biết rằng ngón tay hắn luôn đỏ ửng, như củ cải trong đất.

Diệp Minh Trăn cũng chỉ ăn củ cải.

Có lẽ vì đất nhà hắn không lớn, lương thực đều dùng để nộp thuê.

Khi ta đi qua nhà hắn, nhận ra đó là một ngôi nhà tranh nho nhỏ.

Trời mưa gió rào, nóc nhà tranh bay mất.

Kim Nhị thẩm lén lút nói với A Thanh tẩu: "Tộc gia của Trăn tiểu tử kia thật là tệ, chiếm đoạt tài sản của cô nhi quả phụ, không chỉ chiếm một trăm hai mươi mẫu ruộng tốt, mà còn đuổi hai mẫu tử bọn họ vào căn nhà rách nát ở sau núi."

A Thanh tẩu là người từ nơi khác đến, nhưng hiểu rõ sự lợi hại của dòng tộc.

Đất Huy Châu bốn bề là núi, địa hình bảo thủ, dòng tộc độc đại.

Hòa thượng từ nơi khác đến niệm kinh không có hiệu quả, nơi này cũng vậy.

Những người sống trong một phủ sáu huyện gắn bó với nhau qua quan hệ thông gia, những người có chí thì phấn đấu khắp bốn phương, đến khi về già trở về quê, thì trở thành những phú ông quản lý bản địa.

Tất cả vinh nhục của dòng tộc, đều ảnh hưởng đến phụ nhân cùng trẻ nhỏ.

Mỗi bước mỗi xa

Nhưng cũng có những kẻ thế lực lớn khinh người, bắt nạt cô nhi quả phụ.

Không may, mẫu tử của Diệp giả lại gặp phải những kẻ sau.

Trong thôn Trạng Nguyên nho nhỏ, có các đại tộc lớn như Phương, Diệp, Trương, Ngô, Chu...

Mỗi tộc chiếm một phần đất, sống rải rác, giữa bọn họ nước sông không phạm nước giếng.

Những quy tắc tự định ở nông thôn, không thể ảnh hưởng đến việc cứu trợ người già kẻ yếu của Phương gia, cũng không làm giảm bớt sự bắt nạt phụ nhân trẻ nhỏ của Diệp gia.

Thời đại này, nữ tử vốn không thể tự lập.

Huống chi là những quả phụ như vậy.

[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn -

A Thanh tẩu biết sức nặng lời nói của mình, vì thế chẳng nói chẳng rằng.

Chỉ âm thầm dặn ta mang lương thực dư thừa đến cho Diệp Minh Trăn.

Ta và tẩu ăn ít, một bữa không ăn được mấy miếng.

Diệp Minh Trăn nhận đậu hũ Quan Âm, nhưng không chịu nhận lương thực.

Hắn cố chấp đến mức có phần bảo thủ.

"Thanh tẩu cày ruộng không dễ, ta không thể nhận."

Lương thực không đưa đi được, về nhà a tẩu sẽ mắng ta.

Ta sốt ruột, bèn gói cơm vào lá sen thành một nắm, cắn một miếng đưa cho hắn.

"Ngươi ăn đi! Ngươi ăn đi!"

Diệp Minh Trăn cúi nhìn dấu răng nhỏ trên đó.

Hắn không nói gì.

Ta cũng bắt đầu cố chấp: "Đây là ta thừa lại, nếu không ăn thì ta sẽ vứt đi!"

Ta gói lại cơm lá sen, giả vờ sẽ ném đi.

Cuối cùng, Diệp Minh Trăn đã động lòng.

Hắn nói: "Ta ăn."

Xuân có trăm hoa, thu có ánh trăng, hè có gió mát, đông có tuyết lạnh.

Ta và Diệp Minh Trăn chia nhau từng ngụm cơm nắm.

Hắn dần cao lớn, thân hình cân đối, càng ngày càng giống một cây trúc thanh khiết, tỏa ra vẻ đẹp như ngọc.

Thiếu niên như vậy, dường như không nên lớn lên ở nơi thôn dã.

Ngay cả Đức Khải công cũng thường vuốt râu thở dài: "Đất núi trồng tùng trồng bách, nhà thiếu thốn sinh được quý tử."

Nhưng hắn vẫn trầm tĩnh như trước, kiên trì đọc sách.

Sự thay đổi duy nhất, có lẽ là kiên trì dạy ta học chữ.

Ta rất thông minh, điều này Đức Khải công và phu tử đều từng khen ngợi.

Nhưng ta cũng rất nghịch ngợm.

Ở độ tuổi năm sáu, ta không thể nghe nổi lời của thánh nhân.

Ngược lại, ta lại càng hứng thú với mực và giấy trên bàn học.

Ta nghĩ.

Mực đen như vậy, có phải tự nhiên đã đen không? Hay là có người muốn nó phải đen như vậy.

Giấy sao lại mềm mại như vậy? Giấy bên ngoài có mềm như vậy không?

Phu tử nói, ‘đại học chi đạo, tại minh minh đức’*.

*Cái đạo của đại học ở sự làm cho sáng đức sáng.

Ta nghĩ, bút mực giấy nghiên, thương nhân tứ dân*, nên giải thích thế nào?

*Tứ dân là cách gọi bốn giai cấp chính trong xã hội xưa 

Dĩ nhiên, ta bị phạt đánh.

Ba cái đánh tay thật mạnh đã xong, lòng bàn tay u cao.

Hai cái còn lại, là Diệp Minh Trăn chịu thay cho ta.

Phu tử chỉ tiếc rèn sắt không thành thép nói: "Chớ quên ngươi do mẫu thân ngươi gửi ngươi đến đây học!"

Diệp Minh Trăn trầm mặc.

Phu tử rõ ràng đang mắng ta, nhưng như thể người bị mắng lại là Diệp Minh Trăn.

Hắn không rên một tiếng, nhưng môi càng lúc càng mím chặt.

Cứ như vậy.

Lòng tự trọng của người thiếu niên mỏng manh, chỉ cần gió thổi qua, liền dấy lên những tầng sóng.

Diệp Minh Trăn không còn ăn uống học hành cùng ta nữa.


Bạn đang đọc truyện trên truyencom.com