Phản quân tuy không vào được, nhưng trên đường vẫn có cướp bóc.
Hơn nữa, có người lợi dụng hỗn loạn, cướp của nhà chủ mình rồi bỏ chạy.
May mắn thay, Thất thúc và các nhà đại tộc trong huyện đi cùng, đông người, nên không ai dám gây rối.
Đêm đến, ngồi trước đống lửa trại, nghe Thất thúc sắp xếp cho nam nhân canh gác đâu vào đấy.
Ta bỗng hiểu câu "Dòng tộc, chính là chỗ dựa cuối cùng của ngươi" mà Tứ thúc đã nói nghĩa là gì.
Có những thứ, khi ngươi đang phú quý thái bình, nhìn qua chỉ thấy như gánh nặng.
Nhưng một khi rơi vào hoàn cảnh khó khăn, sẽ trở nên quý giá vô cùng.
Trước đây, ta không biết dòng tộc có gì.
Giờ đây ta đã hiểu.
Nó là nơi trong khổ đau sẽ kết nối lòng người thành một sợi dây, tạo thành một cái tổ kiên cường mà bên ngoài muốn tấn công thế nào cũng không thể tấn công nổi.
Khi cùng Lan Chi ôm nhau ngủ, ta từng chân thành cảm ơn, vì có được những trưởng bối cùng người thân bạn bè như vậy.
Trời sáng, lại phải tiếp tục chạy nạn.
Nhưng không biết vì lý do gì, Lan Chi lại sốt cao.
Có thể là những ngày qua trên đường bị lạnh, cũng có thể là đói rét và hoảng sợ mà sinh ra.
Thất thúc mẫu khóc lóc cầu xin: "Con bé bệnh nặng như vậy, cho con bé uống một chút nước ấm đi."
Thất thúc do dự, bọn ta đã hứa là chỉ đi ngang qua, không quấy rầy dân cư ven đường.
Nhưng các bậc trưởng bối của Kim gia đi cùng lại nói: "Nàng ấy là một nữ nhi được cưng chiều, nếu không gặp nạn, sao lại không có cả nước nóng để uống? Ngươi đợi chút, ta sẽ đi xin!"
"Không cần! Tiểu tử đây sẽ đi ngay."
Thất thúc do dự mãi, chỉnh đốn lại y phục, cuối cùng mới đi gõ cửa nhà bên đường.
Vì chiến loạn, cửa sổ ven đường đều được đóng chặt.
Ai ngờ, người trong nhà nhìn thấy bọn ta, lại mở cửa cho bọn ta vào.
---
Bà lão ở Kỳ Môn, đã già đến mức rụng hết răng, những nếp nhăn trên mặt chồng chất, đầy dấu vết của khổ sở cùng năm tháng.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn -
Bà đã già như cây bạch quả ở đầu thôn, trải qua hàng trăm năm, vẫn sum xuê tươi tốt như vậy.
Bà lão lấy ra bánh nướng trong nhà chia cho bọn ta.
Thấy Lan Chi ủ rũ được Thất thúc bế trong lòng, bà còn tìm ra thuốc phơi khô trong nhà.
Bà mỉm cười, ra hiệu cho bọn ta ăn.
Thất thúc lại thấy nhà bà trống rỗng, có chút do dự.
"Ngài... nếu bọn ta ăn, thì bà lão ngài ăn gì?"
Bà lão lắc túi vải, ra hiệu là bà còn có.
Tiểu tôn tử của bà vui vẻ nói: "Không sao, ta và a bà có thể bắt cá ở dưới sông mà ăn!"
"Khách quý đi qua, a bà mời các ngài ăn no nê, đừng khách sáo."
Bọn ta mới nhận ra, bà lão không thể nói.
Chiếc bánh nóng hổi trong tay bỗng trở nên nóng bỏng.
Bọn ta không biết, bà đã phải làm thế nào trong những năm tháng này để nhận được lúa mạch, rồi nướng ra chiếc bánh lớn như vậy.
Bà lão đun nước nóng, cho Lan Chi uống.
Ánh mắt bà dịu dàng và kín đáo, có lẽ ở một thời khắc nào đó, đã từng dỗ dành đứa trẻ trong vòng tay như vậy.
Mỗi bước mỗi xa
Hán tử như Thất thúc, lúc này cũng không cầm được nước mắt.
Thúc ấy nhẹ nhàng đặt túi tiền lên bàn, nhưng bà lão lại lắc đầu, ra hiệu thúc ấy cầm lại.
Bà ra hiệu.
"Chúng ta đều là người sống trên cùng một vùng đất."
Đứa nhỏ không hiểu ý nghĩa của câu này, chỉ ngọt ngào cười.
Mọi người có mặt, bất kể già trẻ, đều đồng loạt khóc lên
Khi tiếp tục bước đi, trong hành lý chứa đầy thức ăn do bà lão Huy Châu tặng, trong lòng cũng nặng trĩu.
Bọn ta muốn đưa bà lão cùng lên đường, nhưng bà chỉ cười xua tay.
"Ta già rồi, như cây bạch quả ở đầu thôn vậy. Người già không thể đi xa, đi xa cũng chỉ là gánh nặng.
"Người trong nhà đã đi hết, là ta tự nguyện ở lại. Đứa trẻ này là đứa ngốc, nên cũng theo ta ở lại.
"Ta sinh ra ở Huy Châu, thì c.h.ế.t cũng phải ở Huy Châu, nếu không thể ở lại mảnh đất này, thì còn có ý nghĩa gì nữa?"