Vật ấy lại có thể tự động động đậy trên thân thể nam nhân.
Trong khoảnh khắc, bao ký ức cũ hiện lên trong đầu ta.
Ta kích động hỏi sư phụ: “Nó đã có thể tự động, vậy chẳng phải cũng có thể khiến nam nhân không cần tìm đến nữ nhân, mà dùng nó để thay thế sao?”
Sư phụ lắc đầu: “Nó chỉ nhỏ xíu vậy, sao so được với người thật? Nam nhân cũng không phải kẻ ngu.”
Ta chưa cam lòng, lại hỏi: “Vậy chẳng lẽ không thể làm ra thứ có kích cỡ như người thật, để thay thế nữ nhân sao?”
Sư phụ cười: “Ta làm nghề này đã bao năm, chưa từng thấy ai làm. Nếu ngươi có bản lĩnh, thì chờ học xong, tự mình làm lấy.”
Dường như nàng đang giễu ta.
Nhưng ta thực sự đã nảy sinh ý định ấy.
Muốn tạo ra một vật hoàn toàn mới, thì phải học cho thật chắc cái cũ.
Ta học chăm hơn bất kỳ ai trong xưởng.
Một năm sau, từ học làm khí cụ đến đứng bán khí cụ, ta đều đã thành thạo.
20
Thế nhưng, ta phát hiện ra một vấn đề, nghề này, bất kể là kiếm tiền từ nam nhân hay nữ nhân, thì cuối cùng cũng chỉ là kiếm tiền từ người có tiền.
Phùng chưởng quầy kiên nhẫn giảng giải:
“Tất nhiên là phải kiếm tiền từ người có tiền rồi. Không nói đến chuyện dân thường có nỡ bỏ bạc ra mua hay không, dù họ có muốn mua, thì trước tiên cũng phải biết là có thứ này đã chứ.”
Quả thật là vậy.
Những món khí cụ này vì đòi hỏi cảm giác chân thực, nên đều làm từ ngọc tốt hoặc sứ cao cấp, giá thành lại chẳng rẻ.
Người trong nhà quyền quý từ đời này sang đời khác đều từng dùng qua, nên đến cả hồi môn cho con gái, cũng kèm theo đủ bộ tám món động phòng.
Thế nên họ biết rất rõ.
Còn người bình thường thì không mua nổi, cũng chẳng biết nó tồn tại.
Nhưng mà, người giàu cho dù có giàu đến mấy, sao sánh được với hàng ngàn hàng vạn kẻ thường dân cộng lại?
Kẻ làm thương nhân, chẳng phải nên kiếm tiền ở nơi có nhiều tiền nhất hay sao?
Sau một thời gian chạy khắp xưởng và phố thị, ý nghĩ trong ta dần thành hình.
Ta đem số vàng ngày xưa Doanh Chi để lại, đến tìm Phùng chưởng quầy.
Nàng liếc nhìn ta một cái: “Ngươi muốn hùn vốn à?”
Ta lắc đầu:
“Không. Là ta muốn mời tỷ góp vốn cùng ta, Phùng tỷ, chúng ta bàn một vụ làm ăn đi. Tiệm hiện tại của tỷ, ta không cần. Ta chỉ muốn xưởng của tỷ làm theo yêu cầu của ta, cung ứng hàng hóa cho ta.”
“Còn nữa, ta cũng muốn dựa vào chỗ chỗ dựa sau lưng tỷ. Kiếm được tiền, ta chia tỷ năm phần."
Thứ ta muốn kinh doanh là mặt bên tối của thế đạo.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.net.vn -
Phùng chưởng quầy có thể làm ổn thỏa bao nhiêu năm nay, hẳn là có bản lĩnh riêng.
Ta muốn mượn thế ấy, mà nàng cũng là người tốt.
Ngày đó nàng gọi ta lại, chỉ vì muốn cho những người giống nàng một con đường khác để sống.
Trong tiệm nàng, không chỉ có mình ta là kẻ từng khốn đốn chật vật.
Phùng chưởng quầy mỉm cười:
“Năm phần lời à? Ngươi cũng hào phóng đấy. Nhưng không cần tiệm của ta, vậy ngươi tính bán bằng cách nào?”
Ta cười hì hì:
“Bí mật. Tỷ cứ chờ mà xem. Ta đảm bảo sẽ không giành khách của tỷ. Bởi vì khách của ta, là một đám người hoàn toàn khác.”
21
Hồng Trần Vô Định
Phùng chưởng quỹ từng nói: “Ẩm thực và sắc dục là bản tính của con người”, nhưng nàng chỉ thấy sắc trong phủ đệ quyền quý, nàng và cái nghề này chưa từng nghĩ, dân thường cũng là người, cũng có sắc.
Tựa như kỹ viện, dân thường không đủ tiền đến đó, nhưng họ vẫn tìm kỹ nữ ngầm.
Ta cũng đi tìm kỹ nữ ngầm, người đầu tiên ta gõ cửa là một phụ nhân.
Nàng tên là Xảo Cô, là một kỹ nữ thú vị.
Kẻ khác làm nghề này đều giấu đầu hở đuôi, chẳng dám đi lại giữa ban ngày, nhưng nàng lại có miệng lưỡi lanh lợi, thích đi đây đi đó.
Cái miệng ấy có thể dỗ nam nhân, nàng gần ba mươi tuổi rồi, vậy mà vẫn có khách.
Cái miệng ấy cũng dỗ được nữ nhân, trong thành có bao nhiêu kỹ nữ ngầm, e là nàng còn rõ hơn cả nha dịch.
Ta mang theo dụng cụ đến cửa, nàng nhìn những vật hình dạng kỳ quái kia, đùa cợt nói:
“Tiểu nương tử đây là muốn ta mua đồ? Vậy thì tìm sai người rồi, ta mà có tiền mua mấy thứ này, thì đã chẳng cần làm cái nghề này nữa!"
Sân nhà nàng nhỏ, có hai gian phòng, từ phòng trong cùng văng vẳng tiếng ho, ta biết đó là con trai nàng đang bệnh.
Ta cũng cười nói: "Xảo Cô tỷ, tỷ muốn kiếm tiền không? Ta để lô hàng này ở chỗ tỷ, không thu một đồng, đợi tỷ bán xong, hãy trả tiền. Chỉ cần bán được một món, ta sẽ cho tỷ hai văn tiền."
Mắt nàng khẽ mở to, đổi giọng hỏi: "Thật sao? Bán một món là được hai văn?"
Ta gật đầu: "Thật. Tỷ cũng có thể gọi người khác cùng bán, ta không quản mấy người chia nhau thế nào, chỉ cần một món, ta trả hai văn."
Kỹ nữ ngầm tiếp khách đủ hạng người trong thiên hạ, tiếp một người cũng chỉ kiếm được hơn mười hay hai mươi văn.
Hai văn tích tiểu thành đại, với họ là một món lời không hề nhỏ.
Hàng ta đưa cho họ không phải mấy thứ tinh xảo trong tiệm của Phùng chưởng quỹ, mà là đồ đã được cải tiến, làm bằng gốm thô, chi phí chỉ bằng một phần mười, giá bán đương nhiên cũng rẻ đi.
Kẻ chịu trả tiền tìm kỹ nữ ngầm, vừa hay có thể chi trả giá này.
Chỉ ba tháng, lượng đơn hàng Xảo Cô mang về đã khiến các sư phụ và học trò trong xưởng bận đến tối mắt tối mũi.
Nam nhân nhậu nhẹt khoe khoang hay thích nói chuyện này, một người dùng rồi, sẽ có ba người khác động lòng.
Nhưng phần lớn chẳng dám đi tìm kỹ nữ ngầm, chỉ có thể vò đầu, vừa tò mò vừa sốt ruột.
Ta biết, thời cơ khai trương đã tới.
Lão sư phụ trong xưởng lại vái ta lia lịa: "Dương nương tử, Dương chưởng quầy, ta biết cô giỏi, nhưng đơn hàng tới nữa, cả xưởng dù không ăn không ngủ cũng không làm kịp!"