Ta đặt một lượng bạc lên bàn của tên *binh thủ trong phòng bếp.
(*Binh thủ: thủ lĩnh binh lính)
Hắn nhìn ta một cái, đầy tò mò:
“Ba tháng rồi không có ai đến. Mà người đầu tiên lại là một nữ nhân à? Ngươi là kỹ nữ doanh trại kia, đứa đang mang thai ấy sao? Tự mình chọn sẵn một tên c.h.ế.t làm phu quân rồi hả?”
Bọn họ bình thường làm việc trong bếp, còn việc thiêu xác chỉ là nghề phụ kiếm thêm chút bạc.
Trong doanh trại, chỉ có huynh đệ sinh tử mới chịu thiêu xác đồng đội đem tro cốt về quê nhà, gọi là lá rụng về cội.
Suốt một năm cũng chẳng mấy ai làm việc ấy.
Trước nay, người tìm đến hắn đều là nam nhân. Ta là nữ nhân đầu tiên.
Trên đường đi, rất nhiều người âm thầm dõi mắt nhìn ta.
Có kẻ thậm chí đi theo ta đến tận sau núi, chẳng lấy một đồng nào, vậy mà cũng chịu giúp ta tìm thi thể.
Lật qua từng lớp thi thể, có người bật khóc:
“Hắn xem như gặp vận may, có nữ nhân vì hắn mà sinh con, còn chịu bỏ bạc ra đưa hắn về quê. Còn ta, chẳng biết c.h.ế.t rồi thân xác có còn nguyên vẹn, có được chôn về mộ tổ nhà mình không nữa.”
“Hừ, khóc cái gì mà khóc. Chết rồi thì nằm đâu chẳng thế. Có bản lĩnh thì ước mình toàn thây sống sót trở về đi!”
“Ta mà chết, cũng không muốn quay về. Dù sao mẹ ta cũng chẳng thương ta. Chôn ở sau núi, ít ra còn có huynh đệ bầu bạn chuyện trò.”
“Hu hu hu… Nhưng ta muốn về. Mẹ ta còn đang đợi ta cưới vợ cho bà có con dâu cơ mà.”
…
Doanh trại sau đại chiến, chính là như thế, u uất, bi thương, hoảng loạn.
Có người trút giận trên thao trường. Có người trút hết lên thân thể bọn ta.
Binh thủ nhà bếp đã quen với điều đó.
Hắn nghe tiếng khóc mà không đổi sắc mặt, lật từng thi thể, rất nhanh liền tìm ra một cái xác m.á.u me đầm đìa.
Ta vốn biết binh sĩ tiên phong đều c.h.ế.t rất thảm, nhưng chỉ khi tận mắt nhìn thấy mới hiểu được thế nào là “đao kiếm vô tình”.
Tai trái của Trần Thạch Đầu không còn.
Thực ra, phần lớn binh sĩ nằm đây đều không có tai trái.
Nghe nói đều bị người Bắc Nhung chặt lấy, mang về tính công.
Mắt trái của hắn cũng chẳng còn, từng có một mũi tên cắm vào, giờ chỉ còn lại một lỗ trống hoác.
Ngực phải, bắp chân, chỗ nào cũng thủng một lỗ như thế.
Nhưng vết thương chí mạng là một nhát đao đ.â.m vào bụng, để lại một đường m.á.u sâu hoắm.
Binh thủ kéo mặt hắn xoay về phía ta:
“Nhìn cho kỹ. Giống y như trong bức họa, ta không tìm sai người đâu đấy.”
Ta gật đầu, dùng khăn tay thấm nước, nhẹ nhàng rửa sạch khuôn mặt của Trần Thạch Đầu.
Rồi lại thay cho hắn một bộ y phục sạch sẽ.
Trong doanh trại, áo giáp vốn không có nhiều.
Thân xác c.h.ế.t trận, giáp đều bị lột đi cả.
Hắn chỉ còn bộ trung y, nếu cứ thế mà thiêu thì thật chẳng ra thể thống gì.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.net.vn -
Phía sau lưng ta, tiếng nức nở càng lúc càng lớn, có người nhỏ giọng nói:
“Sau này vào trướng, ta cũng sẽ đối xử tử tế hơn với mấy cô nương đó. Quả thật cũng có người có tình có nghĩa..."
Ta thầm hừ lạnh trong bụng.
Ta đối với Trần Thạch Đầu có tình có nghĩa là vì hắn chưa từng chạm vào ta.
Nếu là kẻ khác, nhận tiền xong là ta đi luôn. Binh sĩ các ngươi khổ, chẳng lẽ chúng ta không đáng thương hay sao?
6
Ta sắp rời đi rồi, mà An Đại thì cũng sắp chết.
Ta lén nhét cho quản sự một trăm văn tiền, cầu xin hắn cho ta mang A Đại ra ngoài để nàng được yên nghỉ.
An Đại là tù binh, không có ràng buộc hộ tịch phiền toái.
Hắn cân thử túi tiền, thấy nặng tay thì liền đồng ý.
Ta lại bỏ thêm mấy chục văn để thuê một chiếc xe ngựa.
An Đại đã quá suy yếu, không còn sức mà đi nổi nữa.
Chúng ta tránh cái nắng giữa trưa, hiếm hoi được bước đi dưới ánh mặt trời ấm áp, ta muốn đưa nàng đến tận phía bắc Đồng thành, nơi gần quê nàng nhất, để nàng có thể ngoái nhìn cố hương một lần cuối.
Gió xuân mang theo hương hoa, dịu đi đôi chân mày luôn nhíu lại của An Đại.
Nàng nở nụ cười, nói với ta: “Đại Ni tỷ, tốt quá rồi. Ta sắp c.h.ế.t rồi.”
Chúng ta dừng lại trên một gò đất nhỏ, nơi ấy đã có sẵn huyệt mộ, là Doanh Chi sắp xếp.
Nàng không thể ra khỏi doanh trại, chỉ đành bỏ tiền thuê người lo liệu, tặng An Đại món quà cuối cùng.
Đây là nghĩa địa gần với Bắc Nhung nhất rồi.
An Đại nhìn hoàng hôn nơi chân trời, cuối cùng khẽ hỏi:
“Đại Ni tỷ, tỷ nói xem, đánh trận là vì cái gì? Chẳng lẽ chỉ để người cứ c.h.ế.t mãi không ngừng sao?”
Ta không trả lời được
Có lẽ Doanh Chi có thể đáp, nàng từng đọc sách, không giống ta, một nha đầu quê mùa chẳng ai dạy dỗ.
Lấp nắm đất cuối cùng lên cho An Đại xong, ta trở về doanh trại lấy đồ.
Doanh Chi đứng chờ ta trước cửa.
Nàng nhét một bọc quần áo vào lòng ta, nói:
“Sáng mai muội đi rồi, ta còn phải hầu hạ tướng quân, không tiện tiễn muội. Gặp nhau một hồi, bộ y phục này coi như là tấm lòng của ta. Mong muội từ nay về sau bình an suôn sẻ.”
Đó là bộ y phục nàng tự tay khâu.
Eo lưng và ống quần đều được lót kín từng mảnh vàng nhỏ.
Nàng từng bảo ta: hãy mua ruộng, mua nhà, sống một cuộc đời như người thường.
Sáng sớm hôm sau, ta mang theo bộ y phục ấy và tro cốt cùng di vật của Trần Thạch Đầu, theo chân đám binh lính đưa phát tiền tuất mà lên đường.
Binh sĩ thường sau khi c.h.ế.t trận, tiền tuất phải đợi đến khi chiến sự kết thúc mới được phát về quê, nhiều lắm chỉ vài ba lượng bạc.
Nhưng binh sĩ doanh trại tiên phong thì khác.
Hồng Trần Vô Định
Đó là nơi người ta gần như biết chắc sẽ chết, nên tiền tuất là hai mươi lượng, và trong vòng chưa đến nửa tháng sau khi tử trận, doanh trại sẽ phái người đưa di vật cùng tiền bạc về cho người nhà.