Hoa Nhài Cùng Xuân

Chương 4:



11.

Buổi chiều, tôi lén ra ngoài để đến học bù với Phó Thiển.

Nhìn thấy những vết hằn đỏ trên cổ tôi, sắc mặt anh lúc đỏ lúc trắng, hết trắng lại hồng.

Anh dè dặt quan sát nét mặt tôi: “Hay là… hôm nay nghỉ đi?”

Tôi đã mở sẵn sách giáo khoa, chuẩn bị nghe giảng: “Không cần đâu. Tôi quen rồi.”

“Quen rồi?”

“Ừ. Từ nhỏ Trần Mạt đã như vậy.”

Tôi nói với hàm ý: “Nhưng mà… chúng tôi đã từng đưa chị ấy đi khám bác sĩ tâm lý. Kết quả cho thấy tinh thần chị ấy hoàn toàn bình thường.”

Tôi biết, không lâu nữa, con quái vật ấy sẽ hoàn toàn chiếm lấy cơ thể của chị tôi.

Mà tôi… chẳng thể làm gì để ngăn cản.

Nhưng nếu là Phó Thiển… với đầu óc và thế lực của anh, có lẽ có thể điều tra được nguyên nhân thực sự.

Tôi nhìn anh đầy hy vọng, không ngờ anh lại nổi giận, đấm mạnh xuống bàn: “Còn nhỏ mà đã làm chuyện đồi bại với em gái ruột? Đúng là súc sinh!”

Tôi im lặng.

So với con quái vật thật sự, phản ứng đầu tiên của người bình thường lại dễ dàng đổ lỗi cho “loạn luân” — như thể đó là điều xấu xa nhất.

Tôi định giải thích.

Nhưng anh vẫn còn đắm chìm trong cơn sốc, vẻ mặt như đang viết rõ ràng: “Không cần nói nữa, thật đáng thương…”

Phải một lúc lâu sau, khi tôi đã học xong tiết Toán, anh mới dần bình tĩnh lại.

Anh vờ như vô tình, lấy từ túi áo ra một miếng băng cá nhân, chỉ chỉ vào xương quai xanh tôi:
“Bị trầy rồi.”

Trên khuôn mặt trắng trẻo của anh thấp thoáng chút ngượng ngùng.

Anh đút một tay vào túi quần, bỗng dưng lên tiếng: “Trần Lê, em cứ tập trung học hành đi. Muốn thi vào đâu cũng được. Nhưng nhớ tránh xa Trần Mạt và Chu Tịch.”

“Hai người đó… sẽ hại chết em đấy.”

Ánh mắt thiếu niên lúc này vô cùng nghiêm túc, như thể vừa hạ quyết tâm lớn lao nào đó: “Tiểu gia đây có thể tự mình đánh đâu thắng đó, không gì ngăn nổi!”

Tôi: “?”

Tự nhiên cháy bùng lên là sao?

12.

Còn chưa kịp “bốc cháy” thật sự, đại thiếu gia Phó Thiển đã bị ngàn dặm truy sát bởi... mẹ ruột của mình, bà đến nơi và dập lửa một cách tàn nhẫn.

Phó phu nhân eo nhỏ, dáng đi uyển chuyển mềm mại, vừa bước vào đã cởi giày cao gót — rồi trong tư thế như đang múa, tung thẳng chiếc giày về phía Phó Thiển.

Vừa đánh, bà vừa nhẹ nhàng xin lỗi tôi: “Thật ngại quá, dì dạy con không nghiêm.”

Nhưng cú giáng giày thì hoàn toàn không nhẹ — đậm chất vũ lực, uy nghiêm và rất có gió!

Bà vừa quất một cú, Phó Thiển lập tức “á” lên một tiếng đau đớn.

Thế nhưng anh không hề né, cứ đứng yên chịu trận, chẳng tỏ vẻ tức giận chút nào.

Rất nhanh, anh cũng nhận ra có gì đó sai sai: “Mẹ ơi! Con có làm gì đâu! Con chỉ đang giúp bạn học bù thôi mà!”

Rồi quay sang tôi cầu cứu: “Trần Lê, nói gì đi chứ!”

Tôi lắp bắp: “Dì ơi, con…”

Phó phu nhân quay đầu nhìn tôi, ánh mắt lạnh như băng.

Bà nhìn chăm chăm vào vết đỏ trên cổ tôi. Sắc mặt lập tức thay đổi.

Phó Thiển biết toang thật rồi. Tim anh như tro tàn.

Anh r3n rỉ: “Biết vậy nãy không để em mở miệng… Mẹ, nếu con nói với mẹ là chị gái bi3n thái của em ấy làm ra mấy vết đó, mẹ tin không?”

Phản ứng duy nhất của Phó phu nhân là… giơ cao chiếc giày cao gót còn lại.

Lần này bà còn đổi tư thế, không cầm gót nữa mà chuyển sang cầm đế — đầu nhọn của gót giày thẳng hướng Phó Thiển mà đâm tới.

Ý đồ giết người… rõ mồn một.

Bà thở dài: “Xin lỗi, thật là gia môn bất hạnh.”

Tôi và Phó Thiển đồng thanh lao tới: “Dì!” – “Mẹ!”

Bà quát lên: “Đồ hạ lưu!”

13.

Lần đầu tiên trong đời, tôi thấy một vai ác cao ngạo, âm trầm như Phó đại thiếu gia… lại ngoan ngoãn đến thế.

Anh chỉ nhẹ nhàng giải thích, không hề tranh cãi, thậm chí còn cúi người xuống, cẩn thận mang giày lại cho mẹ mình.

Giọng anh vừa kiên định vừa dịu dàng: “Mẹ à, mẹ về Bắc Thành trước đi. Con còn chuyện quan trọng phải làm. Năm sau trở về, con sẽ mua cho mẹ món mẹ thích nhất — đậu phộng rang.”

Cuối cùng, Phó phu nhân cũng chịu nhượng bộ.

Trước khi đi, bà đưa tôi một tờ giấy có ghi số điện thoại, dặn dò tôi — cũng là dặn cho cả Phó Thiển: “Có chuyện gì thì nhớ gọi cho dì.”

Bà quay người đi. Dây xích vàng đính ngọc trai nơi cổ chân khẽ chạm vào khóa giày kim loại, vang lên những tiếng “tích táp” nhè nhẹ theo từng bước chân trên đôi giày cao gót.

Tiếng giày dẫm xuống mặt đất đầy nhịp điệu, nghe thật dễ chịu.

Tôi vẫn còn nhớ rất rõ sợi dây xích ấy.

Nhiều năm sau, nó sẽ nằm nơi cổ tay Phó Thiển — lúc anh cầm súng, máu đẫm cả người.

Kẻ chiếm giữ thân thể của Trần Mạt từng lạnh lùng oán giận với tôi: “Phó Thiển hình như có một bạch nguyệt quang (ánh trăng trắng) nào đó. Anh ta luôn giữ theo di vật của ả.”

Thì ra… đó không phải là bóng hình xa xôi, ảo mộng hay tình cũ.

Mà là mẹ anh. Một người thật sự dịu dàng và ấm áp.


Bạn đang đọc truyện trên truyencom.com