“Nguyên Chiêu, phụ thân con lại có thể khi dễ ta đến mức này!”
“Chàng lại có thể khi dễ ta đến thế…”
Nguyên Chiêu hai mắt đỏ hoe, vỗ nhẹ lưng ta như ta từng vỗ về nó ngủ thuở nhỏ.
“A nương, phương trượng Minh Tu từng nói, vạn sự đều khổ, chỉ có tự độ.”
“Nếu a nương có thể tha thứ cho phụ thân, vậy từ nay về sau, trong phủ con sẽ là chỗ dựa của người, con nhất định không để ai làm hại a nương.”
“Nếu a nương không thể vượt qua được cửa ải này, thì dù người đi đến nơi nào, Nguyên Chiêu cũng sẽ chăm sóc tốt cho mình và các em, để người không còn vướng bận gì nữa.”
Ta vừa khóc vừa mỉm cười.
Thật tốt biết bao.
Thì ra mười năm nay, cuộc đời ta không phải là một trò cười.
5
Sau khi Nguyên Chiêu đến thư viện, ta đi một chuyến tới Thiền tự Tây Sơn.
Tổ phụ được an táng ở tộc địa, nhưng ta đã thắp cho ông một ngọn trường minh đăng ở Thiền tự Tây Sơn nơi ngoại ô kinh thành.
Năm đó ông kỳ vọng vào Trần Diễn Lễ biết bao.
Lúc lâm chung, vẫn không quên dặn ta đừng vì ông mà chậm trễ hôn sự, hãy sớm gả cho Trần Diễn Lễ, rằng chàng xứng đáng để phó thác cả đời.
Nay mối duyên này lại khiến ta chịu uất ức.
Ta nhất thời chưa nghĩ ra được cách vẹn toàn để giải quyết, nhưng lại vẫn muốn đến đây kể khổ với ông trước.
Ta ở trong chùa nửa ngày, lúc xuống núi thì bất ngờ gặp quan sai phong núi.
Thì ra sáng nay có một trận mưa, từ hậu sơn đã cuốn trôi ra một thi thể.
Đại Lý Tự đến để thụ lý án.
Từ xa, ta nhìn thấy Trần Diễn Lễ trong triều phục cưỡi ngựa cao to đi đến, nhận chiếc ô giấy dầu từ tay thuộc hạ, rồi đi về phía sau cỗ xe ngựa, che dù lên.
Rất nhanh, rèm xe được vén lên, một nữ tử áo trắng chui ra khỏi khoang, đặt tay lên cánh tay của Trần Diễn Lễ, rồi nhanh nhẹn nhảy xuống xe.
Bùn đất sau mưa vấy lên vạt áo nàng ta, nàng chẳng bận tâm, thậm chí còn cố ý giẫm mạnh thêm vài cái, khiến triều phục màu hồng sẫm của Trần Diễn Lễ cũng lấm tấm bùn.
Trần Diễn Lễ chỉ khẽ lắc đầu, cánh tay nâng cao, chiếc ô giấy dầu hoàn toàn nghiêng về phía nàng.
Dù đã tự nhủ với bản thân vô số lần phải buông xuống, nhưng hốc mắt ta vẫn nóng lên.
Thì ra, đó chính là Đường Uyển.
Thì ra sự dịu dàng của Trần Diễn Lễ, cũng có thể dành cho người khác.
Bích Ngọc bên cạnh ta nhìn thấy cảnh ấy, tức giận đến run cả giọng.
“Đại nhân sao có thể che ô cho người khác chứ?!”
“Đêm qua Hạ ma ma lo lắng tiểu thư nghĩ quẩn, canh ba còn gõ cửa tiền viện, đại nhân vội vã đến, đứng canh trước cửa phòng tiểu thư mãi đến khi phải vào triều mới rời đi đấy thôi.”
“Nô tỳ còn tưởng đại nhân hồi tâm chuyển ý rồi, nào ngờ…”
O Mai d.a.o Muoi
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.net.vn -
Ta khẽ thở dài:
“Nếu chàng thực lòng lo lắng, đã chẳng chỉ đứng ngoài cửa.”
“Cứ coi như ta chấp mê bất ngộ đi, Bích Ngọc, ta muốn tận mắt nhìn xem, rốt cuộc là hạng người thế nào, mà đáng để chàng dứt khoát đến mức rũ bỏ cả thê tử đã kết tóc bao năm như ta.”
6
Ta quay gót trở vào chùa, vừa hay gặp được phương trượng Minh Tu.
Phương trượng Minh Tu là bạn tri kỷ của tổ phụ ta, bao năm nay mỗi lần ta tới chùa, nếu có thời gian, ông đều trò chuyện cùng ta.
Lúc ta và ông đến hậu sơn, Đường Uyển đã xem xong hiện trường, bắt đầu khám nghiệm sơ bộ thi thể.
Thi thể trông chẳng đẹp đẽ gì, quan sai Đại Lý Tự quanh đó vẫn giữ được bình tĩnh, nhưng vài tiểu hòa thượng trong chùa cùng dân chúng vây xem thì đã không nhịn được, ngồi xổm nơi xa mà nôn mửa.
Ta thấy Đường Uyển che khăn lên mặt, không chút ngần ngại cúi sát t.h.i t.h.ể quan sát.
Vừa khám nghiệm, vừa nói với mọi người:
“N.g.ự.c và bụng người c.h.ế.t có dấu hiệu trương phình, sắc mặt tím bầm, miệng mũi có ít bọt trắng, sau cổ có dấu tay rõ ràng, vết ban tử thi ở cổ tay rất dễ thấy. Sơ bộ suy đoán là c.h.ế.t đuối.”
Đám quan sai vây quanh, ai nấy đều có vẻ mặt nghiêm túc và tin phục.
Đường Uyển khám xong bề ngoài, lại tiếp tục lật t.h.i t.h.ể lên kiểm tra:
“Phần bụng ngón tay có vết xước rõ ràng, ngón trỏ và giữa tay trái đều gãy móng, lòng bàn tay có vết cào, cho thấy trước khi c.h.ế.t đã vùng vẫy kịch liệt.”
“Những vết này đủ để chứng minh là c.h.ế.t đuối, hơn nữa là bị người g.i.ế.t c.h.ế.t.”
“Nếu muốn bằng chứng sâu hơn, phải mổ t.h.i t.h.ể để khám nghiệm kỹ lưỡng.”
Ánh mắt nàng không vẩn đục, không ô uế, không câu nệ giai cấp, không phân biệt nam nữ, cũng chẳng có ràng buộc bởi Nữ tắc hay Nữ giới.
Từng câu nàng nói đều có lý có chứng, đủ tự tin để chịu trách nhiệm cho từng chữ mình thốt ra.
Nàng khiến những kẻ nam nhân tự cho mình là cao quý cúi đầu trước nàng.
Khoảnh khắc ấy, ta như nhìn thấy cả ngàn vạn năm qua những nữ tử bị giáo điều lễ nghi trói buộc, đang rực rỡ phát sáng.
Trần Diễn Lễ từng nói nàng “thân là nữ nhi, chí lớn như nam tử”, dân chúng lại bảo nàng “trong lòng có sông núi, trong bụng có càn khôn”.
Thì ra đều là thật cả.
Bảo sao, các tiểu thư quý nữ ở kinh thành mỉa mai phu quân ta nạp thiếp, vậy mà rất ít người chê cười Đường Uyển xuất thân hèn kém, không xứng với Trần Diễn Lễ.
Ta lại ngẩng đầu nhìn Trần Diễn Lễ.
Chàng vẫn đứng bên cạnh Đường Uyển, thần sắc nghiêm trang, chỉ khi nàng ta đưa tay ra, mới ăn ý đưa đúng dụng cụ khám nghiệm cần dùng.
Vị phán quan danh chấn thiên hạ ấy, giờ đây cam tâm tình nguyện làm nền cho nàng.
Đến cả Bích Ngọc vốn tức giận bất bình, cũng không thốt nên lời.
Ta hít sâu một hơi.
Bỏ qua tình cảm mà nói, nữ tử này thực sự khiến lòng ta chấn động.
Ngày nay, hoàng thượng khai sáng, cho phép lập nữ học viện ở các châu huyện.