Chọc Đông Cung

Chương 115: Ngoại truyện 1: Bé con (1)



Đại Trạch hiện đang được một vị Hoàng đế cực kỳ xuất sắc trị vì, đây là sự thật mà không một ai có thể nghi ngờ được.

Từ thuở nhỏ hắn đã được bồi dưỡng để ngồi vào vị trí Thái tử, năng lực xuất chúng, ẩn nhẫn nhiều năm trời vì mối thù của Lục gia, trí tuệ đã sớm vượt xa người thường.

Sau khi sửa đổi quốc hiệu, chỉ trong vòng nửa năm ngắn ngủi, Lục Huấn Đình đã có thể ngồi vững vàng trên ngai vị rồi.

Phổ Lạc Cam nhanh chóng khuất phục, đương nhiên là Đông Long thấy thế thì cũng không dám hành động thiếu suy nghĩ.

Chỉ nhìn bằng mắt thường thôi mà cũng đã có thể thấy rõ sự biến hoá của Đại Trạch, dường như không gì có thể ngăn cản được sự phát triển vượt bậc này cả.

Đầu hạ vừa qua, đê bị lũ phá hủy, gây nên những thiệt hại vô cùng lớn về người và của.

Mọi đồng ruộng, thôn trang đều bị tàn phá, tuy dân chúng đã trốn thoát được nhưng còn của cải, vật chất thì đều mất hết.

Sau đó thì quan viên ở Công bộ đóng quân tại Thục Trung trong một thời gian dài, sau mấy tháng, các công trình xây dựng đều được hoàn thành.

Sau khi Lục Huấn Đình đăng cơ, quốc khố gần như đã cạn kiệt.

Trước kia Đại Hoàn đã gặp nhiều tổn thất vì chiến tranh, trong mười mấy năm hoà bình sau đó mới tích lũy lại được chút bạc. Nhưng rồi, sau khi gặp thiên tai, chỉ sau một thời gian ngắn, mọi thứ đều đã tiêu tán hết.

Đương nhiên là sau thiên tai, dân chúng đến cả việc tự lực cánh sinh còn khó, chứ đừng nói đến việc nộp thuế má.

Nếu bây giờ tăng thuế lên chỉ để làm đầy quốc khố, thì sẽ chỉ khiến dân chúng oán than vang trời mà thôi.

Trong số sĩ nông công thương, Lục Huấn Đình đã sớm để mắt tới thương hộ nhiều của cải nhưng địa vị không cao.

Tuy nhiên, thay vì tăng xu thuế, hắn lại ban chiếu chỉ chiêu mộ hoàng thương để giao thương với các nước xung quanh.

Ví dụ như là Phổ Lạc Cam. Đây là một tiểu quốc có nhiều bộ lạc, bọn họ nổi tiếng với việc chăn nuôi gia súc như bò, cừu, ngựa, ngoài ra còn có da thú, đá quý và khoáng sản.

Tuy nhiên, đất đai nơi đây lại cằn cỗi, thiếu hụt lương thực, dẫn đến việc các mặt hàng như trà, hương liệu trở nên vô cùng quý hiếm. Đá dù đẹp đến đâu đi chăng nữa thì cũng vẫn chẳng thể ăn được, điều này đã góp phần tạo nên sự chênh lệch giá cả vô cùng lớn giữa Phổ Lạc Cam và Đại Trạch.

Từ lâu đã có nhiều thương nhân Đông Long muốn giao thương với Đại Trạch. Nhưng vì quan hệ giữa hai nước căng thẳng, việc buôn bán cũng theo đó mà tồn tại vô vàn rủi ro.

Vì các bộ tộc ở Phổ Lạc Cam thường nổ ra xung đột, thấy các bộ tộc láng giềng giao dịch với các bên khác và nhận được lương thực, sẽ có một bộ tộc nào đó âm thầm phá hoại, hoặc là ra tay cướp bóc, hoặc cũng có thể là hạ sát đoàn thương nhân.

Vì đủ mọi lý do nên những nguy cơ tiềm ẩn cũng nhiều vô số kể, dù rõ ràng là có lợi ích, nhưng không có nhiều người dám giao thương với Phổ Lạc Cam.

Tuy nhiên, nếu là “hoàng thương”thì lại khác. Vì họ sẽ được triều đình dẫn đầu, có binh lính hộ tống, nên sẽ không cần phải lo lắng gì cho an toàn của bản thân.

Mà Đại Trạch và Phổ Lạc Cam đã ký kết hiệp định, nếu kẻ nào dám lén lút ra tay với bên kia, tức là đang xúc phạm đến uy danh của cả quốc gia.

Thế nên, đừng nói là chỉ một bộ tộc nhỏ, mà cả Phổ Lạc Cam cũng chẳng có kẻ nào cả gan khơi mào chiến sự.

Hoàng thượng vừa ban bố cáo thị, người người nô nức hưởng ứng. Ai cũng thấy rõ lợi ích từ việc giao thương, nên ai nấy đều muốn tham dự vào để được chia một phần nào đó trong “miếng bánh béo bở” này.

Hơn nữa, bệ hạ còn ra lệnh cho các xưởng đóng tàu ở vùng Đông Nam bắt đầu chế tạo thêm tàu biển xa bờ, yêu cầu trong một năm phải hoàn thành được một số lượng lớn tàu biển. Khi đó, hoàng thương sẽ tiến hành ra biển buôn bán, còn hiện tại hắn chỉ đang thử nghiệm giao thương các tiểu quốc lân cận mà thôi.

Thương nhân vốn chỉ làm việc vì lợi, luôn nắm rõ tin tức mọi nơi. Nên dù chưa biết rõ tình hình ở phía bên kia đại dương như thế nào, nhưng thương nhân nào cũng hiểu rằng, buôn bán là phải có gan mạo hiểm, phải ra tay kịp lúc thì mới có thể là người đầu tiên nếm được trái ngọt.

Tuy việc trích phần lợi nhuận của hoàng thương rất nặng, nhưng không ai dám phản đối, bởi đây là lựa chọn mà đôi bên cùng có lợi.

Trở thành hoàng thương khác rất nhiều so với khi chỉ là những tiểu thương buôn bán nhỏ. Đường đi buôn bán xa xôi, ít nhất họ phải có đủ nhân lực và tài lực thì để tổ chức thương đội thì mới có thể “dấn thân” vào con đường này.

Trong nhiều năm qua, qua nhiều thế hệ, họ cũng đã tích lũy được rất nhiều cải, thế nên Lục Huấn Đình mới “mạnh tay” thu thuế chứ chẳng hề “nương tay” với họ.

Cách làm này nhanh chóng “giải tỏa” được áp lực cho Hộ bộ, vị Hộ bộ Thượng thư già xúc động đến rơi cả nước mắt.

Song song với đó, Lục Huấn Đình còn tổ chức khai khẩn đất hoang và nuôi binh, thực thi chế độ quân hộ.

Tục ngữ có câu “nuôi binh ngàn ngày, dùng binh một giờ”, chi phí bỏ ra mỗi năm cho quân lương “nuôi” mấy chục vạn quân mã là quá lớn.

Ngoài việc luyện tập trên thao trường, Lục Huấn Đình còn buộc binh sĩ phải dành ra một phần sức lực để canh tác. Các binh sĩ đều là thanh niên trai tráng, việc này chẳng đáng là bao đối với họ.

Tự tạo ra lương thực, tự cung tự cấp, ít nhiều gì thì cũng có thể tiết kiệm hơn được một chút.

Việc này sẽ không ảnh hưởng gì đến lương bổng, họ vẫn sẽ nhận được như bình thường, chỉ là giảm bớt chi phí về lương thực mà thôi.

Biện pháp này vốn đã có từ các tiền triều, nay họ chỉ thay đổi vài chi tiết nhỏ và hoàn thiện thêm, nên không gây ra phản ứng gay gắt gì từ dân chúng.

Chỉ khi lương bổng không bị cắt giảm, binh sĩ mới có thể chu cấp cho gia đình.

Tất nhiên là, tiết kiệm không thể sánh bằng việc mở nguồn thu mới, dù có tiết kiệm đến đâu thì cũng không thể “biến không thành có” được, nên phải tự tạo ra của cải thì mới thật sự đủ đầy được.

Việc khai thác ở khu vực hố trời Y Phụng Pha đã bước vào giai đoạn khởi đầu. Nhiều nhóm thăm dò được cử đi đã xác định rằng, dưới lòng đất có trữ lượng quặng sắt.

Vì hang động quá sâu, bị xói mòn bởi các dòng nước ngầm, nên một phần nhỏ của quặng bị lộ ra, tình cờ thay, Lục Huấn Đình và đoàn người lại vô tình phát hiện được.

Sự phát hiện này cứ như là “món quà trời ban” vậy.

Sau khi xử lý xong các vấn đề cấp bách, Lục Huấn Đình đã phái người đến đó khai thác ngay.

Mọi thứ ở Đại Trạch đang phát triển theo hướng tích cực, duy chỉ có mỗi chuyện con nối dõi là vẫn chưa có tiến triển gì…

Người thời nay thường thành hôn vào khoảng mười sáu tuổi, chậm nhất là mười bảy, hiếm có ai thành gia lập thất muộn hơn.

Vốn dĩ Lục Huấn Đình đã thành hôn trễ rồi, mà thêm vào đó, sau khi đăng cơ, hắn còn bận đến tối mày tối mặt, hậu cung thì ngoại trừ một vị Hoàng hậu duy nhất ra, thì không còn thêm một ai khác cả.

Các đại thần đều lo lắng không thôi, nhiều lần dâng tấu khuyên bệ hạ nạp phi.

Cũng có người đề nghị tổ chức tuyển tú, nhưng tất cả đều bị Lục Huấn Đình từ chối, không có trường hợp nào là ngoại lệ cả.

Vị quân vương này có chính kiến rất mạnh, dù các đại thần đã nói đến khô cả miệng, thì cũng vẫn chẳng lay chuyển được.

Dần dần các vị đại thần mới hiểu ra rằng, bệ hạ vô cùng nghiêm túc với bốn chữ “ân ái không rời” này.

Cũng may mà, vừa mới vào đông, Hoàng hậu nương nương đã được chẩn ra hỉ mạch, ai nấy đều vô cùng vui mừng.



Khúc Ngưng Hề mang thai, ấy thế mà nàng lại không hay biết gì, mãi đến khi được bắt mạch thì nàng mới biết, mà sau đó thì nàng cũng không có triệu chứng nào hay thay đổi gì rõ rệt cả.

Ngải Lan cực kỳ vui mừng, nói rằng đây là điều là bình thường, có nhiều người ban đầu cũng không biết bản thân mình đang mang thai, nên không chú ý đến việc ăn uống, mà điều này rất dễ dẫn đến nguy hiểm.

May mà tháng nào ngự y cũng đến bắt mạch nên mới có thể phát hiện kịp thời như thế này.

Sau khi tin vui này được lan truyền ra ngoài, mọi người trong cung Niệm Tiên đều trở nên vô cùng cẩn trọng, cẩn trọng đến từng chi tiết nhỏ nhặt trong sinh hoạt của Khúc Ngưng Hề.

Mọi thứ như ăn, mặc, ở, đi lại… đều kỹ càng tuyệt đối.

Theo như thường lệ, Hồ lão phu nhân của phủ An Vĩnh Hầu cùng Chu thị sẽ vào thăm nàng.

Mọi khi Lục Huấn Đình không hề ép buộc Khúc Ngưng Hề phải làm gì và không được làm gì cả, nàng muốn về nhà mẹ đẻ cũng được thôi, không có vấn đề gì cả, chỉ đơn giản là vì nàng không muốn về mà thôi.

Mối quan hệ giữa nàng và họ không quá thân thiết, không phải là kiểu có thể tâm sự và chia sẻ mọi chuyện với nhau. Xe phượng hồi phủ gì đó cũng sẽ chỉ khiến mọi người trong Hầu phủ bận rộn một cách vô ích mà thôi.

Dù hiện giờ nàng nắm quyền lực trong tay, thái độ của cha mẹ khi đối diện với nàng cũng đã thay đổi, trở nên tôn kính hơn.

Nhưng đó không phải là thái độ gần gũi, hết mực yêu thương bảo vệ giống như cái cách mà họ đối xử với Tam lang, mà là sự tôn kính dành cho người ngồi ở vị trí tôn quý trên cao.

Khúc Ngưng Hề chưa từng trông mong gì vào tình yêu thương từ gia đình, nên nàng chỉ duy trì mối quan hệ nhạt nhẽo như thế với bọn họ mà thôi.

Thật ra lão phu nhân cũng rất quan tâm đến nàng, tôn nữ lần đầu hoài thai, đặc biệt đây còn là con nối dõi của bệ hạ nữa, nên bà vô cùng xem trọng.

Lần này vào cung, bà còn dẫn theo một nhũ mẫu có kinh nghiệm dày dặn trong việc sinh đẻ, còn cẩn thận dặn dò Ngải Lan và Xuân Tước không ít lời.

Ngân Hạnh và Ánh Sở cũng không phải là ngoại lệ, lỗ tai họ như muốn đóng kén tới nơi rồi, vì trước đó ngự y cũng đã dặn dò họ không ít điều.

Mà, sự chú ý của Chu thị lại đặt hết vào hậu cung của bệ hạ.

“Vãn Du mang thai rồi, có nên chọn vài cung nữ để họ phục vụ bệ hạ hay không?” Bà ta ngập ngừng hỏi, bà ta cũng thấy lo lắng vì có thể là Hoàng hậu sẽ phải “chia sẻ” sự sủng ái này với người khác.

Chu thị không phải là người đầu tiên để ý đến vấn đề này. Vì có một quy luật bất thành văn thế này, khi thê tử mang thai không thể “gần gũi” phu quân, nên họ thường sẽ tự tay chọn ra vài nha hoàn bên cạnh mình hoặc nạp thêm thiếp thất cho phu quân.

Đương nhiên là không phải ai trong Thượng Kinh này cũng làm như thế, nhưng thân là Hoàng đế, là bậc “cửu ngũ chí tôn”, thì việc để hậu cung quá vắng vẻ sẽ trở thành một việc “không bình thường”.

Sự “không bình thường” này là việc được rất nhiều người ngầm đồng tình, khó lòng mà tránh khỏi việc bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh.

Nếu nàng là Khúc Ngưng Hề của trước kia, thì có lẽ nàng sẽ nghĩ đến chuyện này thật.

Nhưng mà bây giờ, nàng không hề do dự mà lắc đầu và đáp ngay rằng: “Con sẽ không sắp xếp thêm ai cho chàng ấy cả.”

Có ai muốn chia sẻ người bên gối của mình với người khác đâu?

Lẽ ra nàng phải “quản lý” cuộc sống hôn nhân của mình một cách lý trí hơn, nhưng Lục Huấn Đình cứ không ngừng tạo cho nàng cảm giác rằng, nàng luôn có thể sống theo cảm xúc của mình.

Và Khúc Ngưng Hề đã làm như những gì hắn muốn, nàng đã thật sự sống theo cảm xúc thật của mình.

Nàng không muốn làm gì thì sẽ không làm việc ấy.

Cái gì mà trách nhiệm của Hoàng hậu, cái gì mà sự thấu hiểu, tấm lòng bao dung độ lượng của bậc chính thất,… nàng đều không thèm bận tâm đến nữa.

Lục Huấn Đình yêu nàng mà nàng lại đẩy hắn ra xa… Nàng có phải là đồ ngốc đâu mà lại làm như thế?

“Vãn Du tính làm thế nào?” Chu thị hoàn toàn không thể hiểu nổi, hay nói cách khác, bà ta không dám suy đoán suy nghĩ của Khúc Ngưng Hề.

“Con sẽ không sắp xếp người hầu hạ cho bệ hạ…” Khúc Ngưng Hề ngước mắt nhìn bà ta và lặp lại thêm một lần nữa.

Thật ra, mỗi khi đến kỳ nguyệt sự, nàng cũng không hề sắp xếp chia phòng. Lúc đầu, nàng còn thấy do dự, nhưng Lục Huấn Đình chưa bao giờ có ý định ngủ ở nơi khác.

Sau đó thì nàng cũng không bận tâm đến chuyện này nữa. Thế nên, kể từ sau khi thành thân đến nay, hai người luôn ngủ chung phòng.

Không chỉ ngủ ở cung Niệm Tiên, mà đôi khi, Khúc Ngưng Hề cũng sẽ đến ngủ ở tẩm cung của Lục Huấn Đình.

Hơn nửa năm qua vẫn luôn như thế, sớm đã thành thói quen rồi.

Chu thị bất giác cau mày lại và nói: “Vãn Du tự nói ra vẫn tốt hơn là đợi đến lúc người ngoài lên tiếng xúi giục…”

Dù gì thì tự nói ra sẽ có thể giữ lại được tiếng tăm tốt, bên cạnh đó, tự chọn người thì sẽ dễ kiểm soát người đó hơn, vì có thể hiểu rõ tính nết và xuất thân của họ.

Hồ lão phu nhân cũng gật đầu đồng tình: “Đúng thật là phải chọn người kỹ càng một chút.”

Hai người họ đều biết là Dung Nguyệt và Nhàn Thanh bên cạnh bệ hạ không chỉ có dung mạo xinh đẹp, làm việc chu đáo cẩn thận, mà còn có tâm tư kín đáo. Mà, những nữ tử có đầu óc như thế, lại ở bên cạnh bệ hạ trong một thời gian dài, dĩ nhiên không phải là lựa chọn lý tưởng nhất.

Khúc Ngưng Hề hiểu suy nghĩ của mẫu thân và tổ mẫu mình, nhưng nàng chỉ cười nhạt và nói: “Trong lòng con hiểu rõ, hai người không cần phải lo lắng.”

Nàng không muốn bàn luận quá nhiều về chuyện tình cảm giữa mình và Lục Huấn Đình, những chuyện riêng tư thế này không tiện nói ra ngoài.

Chẳng qua, nàng chỉ thông báo cho họ biết ý định của mình: “Con sẽ không sắp xếp hay nạp thêm bất kỳ một vị phi tần nào cho chàng ấy cả.”

Không chỉ như thế, nếu Lục Huấn Đình chủ động đề nghị, nàng cũng sẽ từ chối.

Vì lẽ gì cơ chứ? Nàng thì vất vả mang thai, sinh còn, còn hắn… lẽ nào hắn không thể chịu đựng một chút vì nàng hay sao?

Chính miệng hắn đã nói là trái tim con người rất nhỏ kia mà.

Đúng thật là trái tim của con người rất nhỏ, một khi có thêm người khác chen chân vào, tình cảm sẽ bị phá vỡ, sự cân bằng mất đi, rồi lại gieo xuống vô vàn “mầm mống” cho những tranh chấp và tai họa sau này.

Ở một cái nơi chật chội như thế, nàng sẽ không cho phép hắn “nhét” thêm người nào vào cả.

Chu thị tỏ ra vô cùng ngạc nhiên, thậm chí, ngay cả lão phu nhân Hồ cũng lo lắng rằng Khúc Ngưng Hề sẽ “ỷ sủng sinh kiêu”.

Nhưng Khúc Ngưng Hề vẫn không thay đổi ý định, nàng không làm gì sai cả, sao có thể gọi là “ỷ sủng sinh kiêu” được kia chứ?

Đương nhiên là người nhà mẹ đẻ của nàng cũng không muốn thấy sự xuất hiện của các vị phi tần khác, nên họ chỉ khuyên nhủ nàng thêm vài ba câu rồi lại đành thôi.

Sau khi tiễn người của phủ An Vĩnh Hầu, Khúc Ngưng Hề vẫn ăn ngon ngủ kỹ, chẳng bị ảnh hưởng gì cả.

Nhưng khi đêm đến, nàng vẫn kể chuyện này cho Lục Huấn Đình nghe.

Nàng hỏi hắn: “Chàng có muốn nạp phi hay không? Chàng đừng ngại, cứ nói ra suy nghĩ của chàng cho ta nghe đi, rồi ta sẽ xem xét một chút.”

Lục Huấn Đình khép hờ mắt, hai tay ôm chặt lấy nàng, hoàn toàn chẳng hề bất ngờ gì trước câu hỏi này. Vì trên triều đã có không ít người nhắc đến.

Hắn khẽ trả lời: “Không nạp phi.”

“Vì sao?” Khúc Ngưng Hề chưa từng hỏi lý do, nhưng hôm nay nàng lại hỏi.

“Nàng nghĩ là vì sao?” Lục Huấn Đình từ từ mở mắt ra rồi cúi xuống nhìn nàng.

“Ta không biết…” Khúc Ngưng Hề hơi phồng má, hỏi ngược lại hắn: “Chàng không nói ra thì sao mà ta biết được?”

Người này cứ “tích chữ như vàng” vậy đó.

Hắn cười khẽ, cũng hỏi ngược lại nàng: “Nàng có muốn ta nạp phi không?”

“Ta hỏi chàng trước mà.” Hắn thật là gian xảo, chẳng chịu nói gì cả.

Khúc Ngưng Hề dứt khoát không vòng vo với hắn nữa, mà nàng thẳng thắn nói: “Không cho phép chàng có nữ nhân khác.”

“Vì sao?” Lần này đến lượt hắn hỏi.

“Bởi vì ta sẽ không vui.” Nàng hùng hồn nói.

Lục Huấn Đình thấy thế thì không nhịn được mà bật cười, ngón tay ấm áp mân mê da thịt trắng như ngọc nơi vành tai nàng mà nói: “Có tiến bộ.”

Cô nương nhát gan này không còn trốn tránh trong vỏ ốc sên của mình nữa rồi.

Tai của Khúc Ngưng Hề rất nhạy cảm, vì thế, nàng rụt cổ lại và nói: “Đừng trêu chọc ta…”

Nàng vẫn chưa quên là “h@m muốn” của người đàn ông này mạnh mẽ đến thế nào, có những lần nàng cố gắng bò đi để thoát thân, nhưng rồi lại bị hắn nắm lấy cổ chân, kéo ngược trở về để “tiếp tục chịu đựng”…

Khi nhớ đến những cảnh tượng đó trong quá khứ, Khúc Ngưng Hề không thể không nhấn mạnh thêm lần nữa: “Lời của bệ hạ là vàng là ngọc, chính miệng chàng đã nói là sẽ không nạp phi, đừng để chưa đầy một tháng mà chàng đã quay sang nói là không chịu nổi đấy nhé.”

“Một tháng thì đúng thật là có hơi dài…” Lục Huấn Đình siết chặt vòng tay, nhỏ giọng nói: “Chịu đựng cũng vất vả lắm đó.”

“Hả?” Chỉ mới có một tháng thôi mà hắn đã nói là vất vả rồi ư? Nàng không nhịn được mà trợn tròn mắt: “Mang thai mất tận mười tháng đấy!”

Có lẽ việc mang thai ảnh hưởng đến tâm trạng của người làm mẹ thật. Vì những chuyện mà thường ngày chỉ khiến Khúc Ngưng Hề khó chịu ba phần thôi, thì giờ đây đã khiến nàng khó chịu tận năm phần. Nàng càng nghĩ thì lại càng cảm thức tức giận.

Nàng đã nhiều lần thăm dò Lục Huấn Đình, nhưng chẳng lần nào nghe thấy hắn thể hiện “tình cảm sâu sắc” với mình cả. Thế mà, bây giờ nàng chỉ vừa mới mang thai thôi, mà hắn đã bắt đầu chẳng thèm dỗ ngọt nàng nữa rồi!

Vừa mở miệng ra là đã than thở rằng chịu đựng một tháng vất vả lắm!

Đáng ghét quá, nàng rất tức giận, bộ ng ực tròn trịa theo nhịp thở mà phập phồng lên xuống.

Lục Huấn Đình đã quen trêu chọc nàng, nhưng vừa nói xong thì hắn mới nhớ ra là không thể chọc nàng giận, không thể khiến nàng không vui, vì thái y đã nói là cảm xúc của nữ nhân mang thai nhạy cảm hơn bình thường rất nhiều.

Sau khi nhớ ra, hắn vội vã nói: “Là do ta nói mà không suy nghĩ kỹ càng, trước tiên Vãn Du nghe ta nói hết đã.”

Mặt mày hắn hoàn mỹ như tượng tạc, hàng mi dài khẽ run run, giọng điệu nghe vô cùng dịu dàng, có vẻ rất giống một người biết cách dỗ dành người khác.

Khúc Ngưng Hề vốn đã dễ xiêu lòng trước hắn rồi, nên khi thấy dáng vẻ này của hắn, nàng mím môi nói: “Vậy chàng nói đi.”

Lục Huấn Đình khẽ cọ cằm vào bờ vai mịn màng của nàng, nhỏ giọng nói: “Nếu phải chịu đựng thì ta cũng có thể chịu đựng được, nhưng mà ta không muốn chịu đựng…”

Trước khi thê tử kịp nổi giận, hắn đã bổ sung thêm: “Ta biết rất nhiều cách “giải tỏa” mà không ảnh hưởng gì đến con, chắc chắn sẽ không khiến Vãn Du mệt mỏi đâu.”

Hắn vừa nói thế, Khúc Ngưng Hề lập tức nhớ đến rất nhiều cuốn bí hí đồ mà nàng từng xem, trong đó trình bày đa dạng đủ loại cách thức, không phải trang nào cũng chỉ trình bày cách “xâm nhập thuần tuý” nhất.

Nàng ngẩn người trong chốc lát rồi liếc mắt nhìn hắn, lòng đầy nghi hoặc, lẽ nào hắn đã tính toán đến việc này từ trước rồi à?

Nếu có cách dung hòa h@m muốn giữa hai bên, đương nhiên là nàng sẽ không từ chối hắn rồi.

Thế là, tạm thời hai người đã đạt được một “thỏa thuận chung” như thế.


Bạn đang đọc truyện trên truyencom.com